Tiêu điểm
Hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Thừa Thiên Huế 'có vấn đề'
Hơn 10 năm không triển khai thêm hạng mục nào, chậm tiến độ, không đúng quy định tại Luật Đất đai, chưa xác định lại tiền sử dụng đất khi thay đổi thông số quy hoạch…. là những tồn tại cần xử lý của nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Thừa Thiên Huế.
Tập trung nhiều vướng mắc, vi phạm nhất thuộc trường hợp dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô của Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô (được thành lập bởi: Tổng công ty Phong Phú, Công ty TNHH Sơn Tùng, Công ty CP Đầu tư và phát triển Phong Phú, Công ty CP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam, Công ty CP phát triển nhà và đô thị Phú Quốc, Công ty CP quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long và Công ty CP Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế).
Theo đó, sau thời gian được chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 (tháng 11/2010) với tổng diện tích sử dụng đất 292ha, do vướng mắc trong việc sân golf chưa được bổ sung vào quy hoạch nên chưa triển khai giải phóng mặt bằng.
Năm 2017, UBND huyện Phú Lộc ra thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 4 đợt, tổng diện tích đất quyết định thu hồi khoảng 53ha, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư khoảng 26ha. Tới thời điểm thanh tra, nhà đầu tư vẫn chưa khởi công dự án.
Sau khi được cấp chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2, dự án đã được cấp giấy phép quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết năm 2017. Năm 2018, nhà đầu tư đã trình thẩm định phê duyệt quy hoạch, đã rà soát, điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch nhưng chưa được cơ quan chức năng tỉnh tiếp nhận để thẩm định.
Tính đến tháng 4/2017 (trước khi được điều chỉnh chứng nhận đầu tư lần 3), dự án chưa khởi công xây dựng giai đoạn 1, chậm tiến độ so với thời gian cam kết 9 tháng, chưa hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư cho toàn dự án, chậm tiến độ 10 tháng. Thời gian giãn tiến độ của dự án (tính theo thời gian hoàn thành dự án) được chấp thuận khoảng 60 tháng (tức vượt thời gian quy định tại Luật Đầu tư 2014).
Thậm chí, tại thời điểm thanh tra, dự án chưa được khởi công, chậm tiến độ khởi công theo chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 là 14 tháng.
Liên quan tới sân golf 27 lỗ, trong cả 2 lần cấp chứng nhận đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư sân golf 27 lỗ chưa được lập, thẩm định, phê duyệt và chưa có báo cáo ĐTM theo quy định tại Quyết định 1946 (tháng 11/2009) của Thủ tướng.
Đã 50 tháng (kể từ ngày được bổ sung quy hoạch tháng 5/2014 đến thời điểm thanh tra) nhưng dự án sân golf này chưa được triển khai, vượt thời gian quy định tại Quyết định 1946 của Thủ tướng.
Đối với phần diện tích khoảng 8,4ha đất mà nhà đầu tư thuê, ký hợp đồng thuê đất (năm 2009) và được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2011), đã 94 tháng nhưng nhà đầu tư chưa sử dụng (kể từ ngày được giao đất trên thực địa đến thời điểm thanh tra).
Theo cơ quan thanh tra, nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án là giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Từ đầu năm 2017 đến nay, UBND huyện Phú Lộc chỉ phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 4 đợt (diện tích khoảng 53ha) và mới chỉ bàn giao 26ha cho nhà đầu tư (diện tích không đủ và không liền nhau) nên chưa thể khởi công.
Thứ hai là vướng mắc khu đất rừng sản xuất (diện tích khoảng 25ha) thuộc dự án trồng rừng bằng nguồn vốn hỗ trợ lũ lụt năm 1999. Diện tích rừng lấn chiếm của các hồ dân khoảng 11ha…Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đã được nhà đầu tư trình thẩm định từ tháng 7/2018 nhưng chưa được cơ quan chức năng tỉnh tiếp nhận để thẩm định.
Nhà đầu tư đã ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư dự án với số tiền 19 tỷ đồng. Do có thay đổi nhà đầu tư góp vốn, tỷ lệ góp, tính đến 31/7/2018 các doanh nghiệp đầu tư đã góp được khoảng 58 tỷ đồng (khoảng 18% vốn điều lệ).
Trường hợp đáng lưu ý tiếp theo, là dự án khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải (Công ty CP Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland đầu tư) ghi nhận tổng thời gian được gia hạn tiến độ là 87 tháng, thời gian không sử dụng đất liên tục (từ khi ký hợp đồng thuê đất đến thời điểm khởi công) là 48 tháng, tức gấp 4 lần quy định tại Luật Đất đai.
Dự án này gặp vấn đề về phân loại đất (theo Luật Đất đai). Theo đó, tại khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải, việc xác định khoảng 2,6ha đất biệt thự kinh doanh bất động sản du lịch là loại đất ở (trong chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 năm 2017) là chưa đúng quy định theo Luật Đất đai.
Tương tự, ở dự án Laguna Việt Nam, chứng nhận đầu tư thay đổi lần 5 (tháng 8/2012) có mục tiêu xây dựng biệt thự - căn hộ kinh doanh bất động sản du lịch (loại đất ở) với diện tích 60ha, thời hạn hoạt động 70 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Việc xác định này, theo Thanh tra Chính phủ, là chưa đúng quy định về phân loại đất theo Luật Đất đai 2013. Tới các năm 2018-2019, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đã điều chỉnh bỏ cụm từ ‘loại đất ở’ trong chứng nhận đầu tư thay đổi lần 11 năm 2018.
Một trường hợp khác, dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Vinconstec (Công ty CP Xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam) chậm tiến độ 8 tháng so với chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 (chưa xong giải phóng mặt bằng, việc điều điều chỉnh chủ trương đầu tư giảm diện tích sử dụng đất từ 72ha xuống còn 30ha chưa xong, quy hoạch chi tiết 1/500 chưa được thẩm định phê duyệt lại…).
Nguyên nhận chính khiến dự án này chậm tiến độ, là do đặc thù của dự án (có cả đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng 50 năm) nên gặp nhiều khó khăn về cơ chế tài chính cũng như thủ tục đất đai.
Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết phải thay đổi nhiều lần, một số hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng của dự án có một phần diện tích nằm trên dự án tuyến đường QL49B và một phần nằm trong phạm vi dự án…
Ngoài ra, còn có lý do từ nhà đầu tư chưa tập trung hết nguồn lực tài chính để tích cực thực hiện dự án, khối lượng thực hiện chưa nhiều. UBND tỉnh đã chấp thuận cho nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch dự án, tuy nhiên thủ tục điều chỉnh cục bộ kéo dài, chưa thống nhất…
Trước tình hình này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị một số nội dung như: chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi chứng nhận đầu tư đối với dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam, đôn đốc chủ đầu tư tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải, điều chỉnh nội dung loại đất ở của khoảng 2,6ha đất là loạt đất biệt thự kinh doanh bất động sản du lịch theo đúng quy định.
Rà soát nguyên nhân chủ quan, khách quan của việc chậm tiến độ và phương án khắc phục đối với khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng Vinconstec; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc lớn nhất của dự án (giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch phù hợp thực tế). Từ đó thống nhất chủ trương cho dự án tiếp tục triển khai theo quy định pháp luật, phù hợp chủ trương của tỉnh.
Vicoland xây khu nghỉ dưỡng phong cách Địa Trung Hải ở vịnh Lăng Cô
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.