Phát triển bền vững
Hàng loạt dự án nhiệt điện than liên quan đến Trung Quốc bị hủy bỏ
Hàng loạt công suất nhiệt điện than được Trung Quốc phát triển tại nước ngoài đã bị hủy bỏ, kết quả của tình trạng dư thừa cùng xu thế chuyển đổi ngành điện, cạnh tranh từ các nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài trong thập kỷ qua. Chỉ riêng trong năm 2020, các ngân hàng của nước này đã cung cấp 4,6 tỷ USD cho năng lượng ở nước ngoài, đưa tổng tài chính cho năng lượng lên mức 245,8 tỷ USD kể từ năm 2000.
Phần lớn các khoản đầu tư này được sắp xếp trong giai đoạn 2015 – 2017, và các dự án điện than chủ yếu ở các nền kinh tế mới nổi, theo báo cáo mới công bố từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA).
Kể từ năm 2016 tới nay, tốp 10 ngân hàng có khoản tài trợ điện than lớn nhất toàn cầu đều là các ngân hàng của Trung Quốc, dẫn đầu bởi Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công nghiệp và thương mại Trung Quốc, Ngân hàng Citic Trung Quốc.
Hiện nay, khoảng 12% số lượng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động bên ngoài Trung Quốc có mối liên hệ với các ngân hàng nhà nước hoặc các doanh nghiệp về thiết bị, xây dựng của quốc gia này.
Các dự án nhiệt điện than đã được nhiều nền kinh tế mới nổi đón nhận trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào ngành điện giúp lấp đầy khoảng trống tài chính, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện, từ đó thúc đẩy kinh tế nói chung.
Tuy vậy, các chính sách và kinh tế xung quanh nhiệt điện than đã thay đổi mạnh mẽ, dẫn tới sự phát triển chậm lại của các dự án bên ngoài Trung Quốc. Đây là kết quả của tăng trưởng nhu cầu suy yếu và tình trạng dư thừa hiện có, cùng xu hướng cải cách và chuyển đổi ngành điện để chống lại biến đổi khí hậu, cũng như cạnh tranh từ các nguồn năng lượng sạch hơn, ít gây ô nhiễm hơn.
Nhiều dự án bị tạm hoãn hoặc hủy bỏ
Trong 5 năm qua, lượng công suất nhiệt điện than liên quan đến Trung Quốc bị tạm hoãn hoặc hủy bỏ đã vượt lượng công suất được đưa vào hoạt động. Điều này cho thấy mặc dù được xây dựng rầm rộ trong nước, các dự án than ở nước ngoài phải đối mặt với những thách thức chính trị và tài chính đáng kể ở hầu hết các nước sở tại.
Năm 2017, các dự án than có Trung Quốc hỗ trợ từ giai đoạn lập kế hoạch và cấp phép đạt tổng công suất 138GW. Kể từ đó, gần một nửa công suất này (73GW) đã bị tạm dừng hoặc bị hủy bỏ - cao gấp 4,5 lần so với 18GW công suất được đưa vào xây dựng trong cùng khoảng thời gian.
Các quyết định hủy bỏ dự án có thể xuất phát từ khả năng cạnh tranh kinh tế ngày càng kém của than, làn sóng phản đối của công chúng và lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, cũng như tình trạng dư thừa năng lực hiện có ở các nước tiếp nhận.
Tổng công suất đang xây dựng cũng ghi nhận giảm, từ 38GW năm 2017 xuống còn 27GW vào đầu năm nay.
Bên cạnh đó, các dự án than ở nước ngoài mà Trung Quốc tham gia có lượng khí thải gây ô nhiễm không khí cao hơn nhiều so với mức cho phép đối với các nhà máy điện than ở Trung Quốc.
Dữ liệu của những dự án ở nước ngoài do Trung Quốc hậu thuẫn đã công bố cho thấy giới hạn phát thải NOx, PM và SO2 cao gấp lần lượt là 6, 4 và 7 lần so với trong giới hạn quy định của Trung Quốc.
Về cường độ phát thải CO2, chỉ có ba trong số 16 dự án được tìm thấy dữ liệu đáp ứng các tiêu chuẩn nội địa của Trung Quốc về hiệu suất nhiệt. Trung bình, các dự án có hiệu suất nhiệt thấp hơn 8% so với mức tối thiểu theo tiêu chuẩn hiệu suất nhiệt của Trung Quốc.
Dữ liệu cho thấy đến nay, các quyết định từ bỏ các dự án than đang xây dựng do Trung Quốc hỗ trợ là do các chính sách và xu hướng của nước sở tại.
Các tín hiệu chính sách gần đây từ các nước tiếp nhận có thể đã khiến các ngân hàng và nhà cung cấp Trung Quốc thận trọng hơn khi tham gia vào các dự án mới, nhưng hiện dữ liệu chưa thể đo lường điều này.
Trong khi thay đổi chính sách về than là một khởi đầu tốt, các nước tiếp nhận cũng phải gửi các tín hiệu thị trường rõ ràng về mối quan tâm của họ trong việc phát triển và ủng hộ các công nghệ năng lượng tái tạo.
Trung Quốc đã nhiều lần cam kết “xanh hóa” Sáng kiến Vành đai và con đường. Quốc gia này đang có cơ hội để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về chuyển đổi năng lượng bằng cách điều chỉnh các chính sách cho vay sang năng lượng sạch, và tăng cường các tiêu chuẩn và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án ở nước ngoài.
Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam
TS. Nguyễn Đức Thuận làm tân Chủ tịch VACD
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức Đại hội lần thứ IV cho nhiệm kỳ 2024 - 2029.
The Heritage Tân Thanh: Chuẩn an cư mới, trong phố kinh doanh
Đang trong giai đoạn giới thiệu, nhưng The Heritage Tân Thanh đã gây chú ý giới đầu tư và môi giới nhờ vị trí đắc địa tại trung tâm huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Xuất khẩu nông sản: Thách thức vượt mốc 60 tỷ USD
Mục tiêu xuất khẩu nông sản năm nay phụ thuộc một phần vào tốc độ khôi phục sản xuất sau bão số 3.
Khai trương siêu thị cao cấp Mena Gourmet Market
Mena Gourmet Market nằm tại khu vực sát sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên ngày 10/10, đánh dấu bước khởi đầu cho một chuỗi siêu thị cao cấp mới.
Nhiệt điện LNG Quảng Trị sẽ về đích trước 2030
UBND tỉnh Quảng Trị cam kết đưa dự án nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trị hoàn thành, đi vào vận hành trước năm 2030, trên cơ sở điều chỉnh một số nội dung liên quan.
Lộc Trời sa sút thế nào dưới thời cựu CEO Nguyễn Duy Thuận?
Chỉ tại vị ở Lộc Trời hơn bốn năm, nhưng ông Nguyễn Duy Thuận đã đưa doanh nghiệp bước sang một trang mới, theo hướng tiêu cực.
Chuỗi sự kiện ‘Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – ngời khí chất’
Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19/10 - 20/10 tại “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm giải chạy, giải Golf...