Hàng loạt 'ông lớn' khách sạn mở rộng hoạt động ở Việt Nam

Hứa Phương Thứ ba, 23/07/2024 - 19:37

Marriott International, IHG Hotels & Resorts, Hilton,… đang không ngừng mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường du lịch đang từng bước phục hồi.

Thị trường du lịch Việt Nam đang dần phục hồi. Ảnh Hoành Anh

Tập đoàn khách sạn Marriott International vừa bổ nhiệm ông Duke Nam, Phó chủ tịch khu vực, phụ trách quản lý, điều hành thị trường Hàn Quốc, Philippines sẽ kiêm nhiệm thêm thị trường Việt Nam.

Tại ba thị trường này, ông Duke sẽ chịu trách nhiệm điều hành hơn 70 cơ sở kinh doanh của 16 thương hiệu trực thuộc Marriott International.

Ông Duke Nam được bổ nhiệm trong bối cảnh tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới này đang thực hiện chiến lược tăng trưởng sâu rộng tại Việt Nam, nơi Marriott International đang vận hành 23 cơ sở kinh doanh.

Các thương vụ ký kết với Vingroup, Sun Group, Bitexco giúp sự hiện diện của Marriott International tại Việt Nam tăng bằng lần. 

Đến cuối năm 2024, Marriott International dự kiến sẽ mở rộng số lượng khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam với 50 dự án đang được phát triển.

Việc mở rộng này cũng sẽ cho ra mắt một số thương hiệu mới trong nước, bao gồm cả thương hiệu Westin vừa chính thức ra mắt với The Westin Resort & Spa Cam Ranh.

Các thương hiệu dự kiến sẽ sớm ra mắt trong tương lai bao gồm The Ritz-Carlton, Marriott Executive Apartments... Trong đó, The Ritz-Carlton là thương hiệu dòng luxury của Mariott International, trên toàn thế giới có chưa đến 10 điểm.

Cũng là tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu trên thế giới, IHG Hotels & Resorts vừa công bố vượt mốc 1.000 khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương. 

Bất chấp những khó khăn, thời gian quan IHG liên tục ra mắt loạt thương hiệu Holiday Inn Hotels & Resorts, InterContinental Hotels & Resorts, Regent Hotels & Resorts, Hotel Indigo, Vignette Collection, voco hotels,… tại khu vực này, bao gồm Việt Nam.

Hiện IHG đang quản lý 18 khách sạn hoạt động tại Việt Nam, đây được coi là thị trường trọng điểm và không ít lần lãnh đạo tập đoàn này nói về chiến lược mở rộng gấp hai lần tại đây. 

“Chúng tôi dự định mở thêm 24 khách sạn nữa tại Việt Nam, dự kiến tuyển dụng thêm 2.000 vị trí mới trong khoảng 2-5 năm tới”, ông Paul Cunningham, Giám đốc cao cấp khối vận hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của IHG Hotels & Resorts nói.

IHG sẽ đưa các thương hiệu khác nhau vào Việt Nam, từ cao cấp, phong cách sống đến các thương hiệu phù hợp cho số đông. Ngoài ra, những thương hiệu quen thuộc như Holiday Inn Express, Voco, Indigo, và InterContinental cũng sẽ mở rộng sự hiện diện.

Năm ngoái, Tập đoàn Hilton đã đưa 228 phòng của khách sạn Hilton Sài Gòn đi vào hoạt động, nâng tổng khách sạn tập đoàn ở Việt Nam lên con số năm. 

Ông Alan Watts, Chủ tịch Tập đoàn Hilton khu vực châu Á - Thái Bình Dương từng nhận định Việt Nam là quốc gia có sức hấp dẫn chưa được khám phá so với các điểm đến lâu đời hơn như Thái Lan.

“Một thập kỷ trước, mọi người sẽ không nghĩ đến đi du lịch Phú Quốc hay Đà Nẵng. Lý do là không có khách sạn nghỉ dưỡng nhưng hiện nay mọi thương hiệu lớn trên thế giới đều có mặt ở Phú Quốc và Đà Nẵng”, ông Alan Watts nói thêm.

Theo Savills Việt Nam, những "ông lớn" khách sạn thế giới mở rộng hoạt động trong bối cảnh thị trường du lịch Việt Nam đang phục hồi. 

Số liệu thống kê cho thấy, nửa đầu năm 2024, Việt Nam đón 8,8 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, Hà Nội đón 3,1 triệu khách quốc tế, tăng 52,6%; TP.HCM đạt 2,7 triệu khách quốc tế, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự mở rộng của các ông lớn, khách du lịch trở lại là động lực cho thị trường khách sạn Hà Nội và TP.HCM cải thiện. Cụ thể, trong quý II/2024, nguồn cung khách sạn TP.HCM tăng 6%, đạt 16.542 phòng từ 116 dự án.

Hà Nội, một khách sạn năm sao với 207 phòng dự kiến tham gia thị trường nửa cuối năm 2024. Riêng giai đoạn 2025 - 2026 có 2.689 phòng mới từ 12 dự án, trong đó năm sao chiếm 74% và bốn sao 26%.

Dù đang dần sôi động trở lại, tuy nhiên theo Savills Việt Nam thị trường khách sạn vẫn đang đối mặt nhiều thách thức do nguồn cung khách sạn lớn cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các nền tảng đặt phòng trực tuyến của các loại hình lưu trú không được xếp hạng.

Trong khi các thị trường du lịch quốc tế trọng yếu của Việt Nam như Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức,… chưa phục hồi.

Thách thức lớn của thị trường khách sạn

Thách thức lớn của thị trường khách sạn

Bất động sản -  1 năm
Việc nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước chưa đủ để nâng công suất phòng khách sạn đạt mức trước đại dịch đang đặt ra thách thức lớn cho các chủ đầu tư phân khúc khách sạn.
Thách thức lớn của thị trường khách sạn

Thách thức lớn của thị trường khách sạn

Bất động sản -  1 năm
Việc nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước chưa đủ để nâng công suất phòng khách sạn đạt mức trước đại dịch đang đặt ra thách thức lớn cho các chủ đầu tư phân khúc khách sạn.
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  10 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  15 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  15 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  16 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.