Bất động sản
Thách thức lớn của thị trường khách sạn
Việc nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước chưa đủ để nâng công suất phòng khách sạn đạt mức trước đại dịch đang đặt ra thách thức lớn cho các chủ đầu tư phân khúc khách sạn.
Chậm phục hồi ngành du lịch
Việc phục hồi du lịch, nhất là mảng du lịch quốc tế được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc hơn với sự cải thiện được ghi nhận từ công suất và giá phòng. Mặc dù vậy, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất đạt mức trước dịch.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2022 Việt Nam ghi nhận tổng cộng hơn 101 triệu lượt khách du lịch, trong đó 3,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2.228% theo năm. Khách quốc tế chủ yếu chiếm 3% lượng khách du lịch Việt Nam, tăng lên từ 0,4% năm 2021 nhưng vẫn chưa đạt mức 17% như thời điểm trước dịch vào năm 2019.
Khách Hàn Quốc chiếm 26% lượng khách quốc tế, tiếp theo là Mỹ với 9%. Ấn Độ là thị trường mới nổi với 3% lượng khách quốc tế. Hà Nội có 18,7 triệu lượt khách, vượt xa mục tiêu 10 triệu do thành phố đặt ra. Khách nội địa tới Hà Nội đạt 17,2 triệu lượt tăng 330% theo năm và khách quốc tế đạt 1,5 triệu lượt tăng 650% theo năm.
Thị trường đồng thời kỳ vọng vào sự quay lại của khách du lịch Trung Quốc thông qua việc nối lại các chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thời hạn khai thác lại các chuyến bay hiện đang được các hãng hàng không tạm lùi tới cuối tháng 4 hoặc tháng 5/2023 để chờ các quyết định tiếp theo của Trung Quốc về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam. Dự kiến, ngành khách sạn sẽ được hưởng lợi từ sự trở lại của du khách từ thị trường trọng điểm này.
Ngoài khách du lịch, ngành khách sạn cũng ghi nhận nhu cầu lớn từ lượng khách công vụ hay nhà đầu tư nước ngoài. Đến năm 2023, thị trường Việt Nam đã dần trở nên ổn định hơn sau đại dịch, bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế và thu hút nhiều hoạt động đầu tư, trong đó có FDI. Nhà đầu tư nước ngoài hướng tới việc lưu trú tại các thành phố lớn như Hà Nội rồi di chuyển dần đến các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng.
Ghi nhận của Savills, vào quý IV/2022, các khách sạn tại Hà Nội từ 3 sao trở lên đã có sự cải thiện rõ rệt về công suất. Trong giai đoạn này, công suất thuê khách sạn đạt 49%, tăng 7 điểm % theo quý và 22 điểm % theo năm. Riêng đối với phân khúc khách sạn 5 sao, công suất đã đạt đến 60%.
Giá phòng trong giai đoạn trên cũng đạt trung bình 2,5 triệu đồng, tăng 15% theo quý và 41% theo năm. Xét trên cả năm 2022, công suất thuê tăng 16% lên 39% và giá phòng trung bình đạt 2.2 triệu đồng, tăng 23% so với năm trước đó.
Nguồn cung khách sạn tăng và đa dạng hơn
Bên cạnh việc chậm phục hồi về lượng khách du lịch, một thách thức khác của thị trường khách sạn là áp lực lớn về nguồn cung. Trong năm 2023, dự kiến 8 dự án khách sạn mới với quy mô 1.300 phòng sẽ được khởi động. Từ năm 2024 trở đi, 60 dự án mới với khoảng 10.300 phòng sẽ ra mắt thị trường Hà Nội với các nhà điều hành quốc tế bao gồm Four Seasons, Lotte, Dusit, Wink, Accor, The Shilla, Hyatt, Marriot và Hilton. Khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera cũng sẽ tạm thời đóng cửa để tâng cấp và ra mắt lại với thương hiệu Waldorf Astoria.
Xét về khía cạnh chủ đầu tư, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, các chủ đầu tư sẽ có sự chuẩn bị chủ động để đón lượng khách gia tăng trong mùa cao điểm du lịch, từng bước cho ra mắt thêm nhiều lựa chọn về địa điểm lưu trú. Mặc dù vậy, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất lên đến 100% tại các khách sạn ngay lúc này. Các thị trường ven biển Đà Nẵng mới chỉ đạt khoảng 50% mức công suất của năm 2019.
Do đó, việc đưa ra chiến lược vận hành hợp lý để nâng dần công suất và xây dựng, cải tạo dự án theo từng giai đoạn là một trong những chiến thuật tiêu biểu mà các chủ đầu tư nên áp dụng để vượt qua giai đoạn này.
Còn từ khía cạnh nhà đầu tư, trong bối cảnh lợi nhuận chưa đạt kỳ vong, mỗi loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có các đặc tính riêng, nhà đầu tư cần hiểu rõ hơn về bản chất của các sản phẩm để đánh giá được giá trị của dự án cũng như những lợi ích tiềm năng mà họ có thể đạt được khi đưa ra quyết định đầu tư, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên những hình ảnh minh họa trong tài liệu bán hàng.
Bà Uyên Nguyễn, Trưởng bộ phận Tư vấn, Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng, nhà đầu tư cần xác định được mục đích sở hữu sản phẩm là gì, một sản phẩm bất động sản để dùng cho mục đích lưu trú cá nhân, nghỉ dưỡng, hay là dòng sản phẩm đầu tư, khai thác dòng tiền.
Tiếp theo đó là tìm hiểu về đơn vị phát triển. Nếu chủ đầu tư là đơn vị có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng, có hồ sơ năng lực quản lý vận hành hiệu quả và có lịch sử thực hiện đúng cam kết với người mua thì dự án sẽ dễ nhận được sự quan tâm của thị trường,
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến khả năng vận hành kinh doanh của dự án vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập tương lai và khả năng sinh lời của khoản đầu tư. Người mua cần biết đơn vị vận hành, thương hiệu của dự án, cấu trúc hợp tác cho thuê ra sao, các tiện ích cung cấp, đây đều là những yếu tố cơ bản cần tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư vào dự án, bà Uyên nhận định.
Tóm lại, năng lực triển khai dự án, hiệu quả quản lý khi đi vào vận hành, khả năng đáp ứng nhu cầu mua để sử dụng hay mua nhằm mục đích chính đầu tư là những yếu tố mà nhà đầu tư cần lưu tâm khi đầu tư vào phân khúc này ở bối cảnh thị trường hiện tại.
Kinh doanh khách sạn phục hồi nhanh hơn dự đoán
Kinh doanh khách sạn phục hồi nhanh hơn dự đoán
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Chủ tịch Hội Khách sạn TP. Đà Nẵng và Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng, trao đổi về những thách thức trong quá trình phục hồi của ngành kinh doanh khách sạn sau khi dịch Covid-19 thuyên giảm.
Thách thức mới của ngành khách sạn sau đại dịch
Ngay cả khi dịch bệnh đã đi qua, thách thức cho ngành khách sạn, nghỉ dưỡng vẫn chưa kết thúc do yêu cầu về trải nghiệm khách hàng đang có sự thay đổi rất lớn.
Kinh doanh khách sạn phục hồi trong áp lực
Thị trường khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch đang trong quá trình hồi phục nhưng chưa ổn định.
Ông chủ khách sạn dát vàng xây nhà ở giá rẻ
Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình, từ bỏ xây nhà ở thương mại và mạnh tay đầu tư nhà ở xã hội.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.