Leader talk

Hành trình tìm kiếm hồn Việt chốn non thiêng Yên Tử

Ngọc Hân Thứ hai, 17/06/2024 - 16:11

Từ một chốn linh thiêng của Phật giáo, Yên Tử đang dần trở thành một điểm tĩnh dưỡng sang trọng kết hợp du lịch tâm linh đầy hấp dẫn như tâm nguyện của ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Tùng Lâm.

Từ chốn linh thiêng đến điểm nghỉ dưỡng sang trọng

Những năm trước, thậm chí là cả hiện tại, khi nhắc đến Yên Tử, hầu như không có ai sẽ nghĩ đến nghỉ dưỡng mà nghĩ ngay đến cái nôi của Phật giáo Việt Nam, nơi mà hàng trăm nghìn người mỗi năm hành hương lên đỉnh thiêng để chiêm bái chùa Đồng và dâng hương hồi hướng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Khái niệm nghỉ dưỡng thường ám chỉ đến những miền cát trắng, biển xanh, nắng vàng.

Nhưng ông Tuấn lại có ý tưởng khác. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và di sản văn hoá đồ sộ, Yên Tử không chỉ là một điểm du lịch tâm linh mà còn có tiềm năng trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng, nơi du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên và văn hoá đặc sắc. Cũng từ đó, ông Tuấn đã ấp ủ ý tưởng xây dựng một khu nghỉ dưỡng mang đậm nét văn hoá Việt để lưu giữ và tôn vinh những giá trị vốn có của Yên Tử.

Hành trình tìm kiếm hồn Việt chốn non thiêng Yên Tử
Toàn cảnh Trung tâm văn hoá Trúc Lâm và Legacy Yên Tử. Ảnh: Hoàng Anh

Khi ông Tuấn đặt chân đến chốn non thiêng ở tỉnh Quảng Ninh hơn hai thập kỷ trước, nơi này đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Lúc ấy, khách chủ yếu là những người hành hương, chỉ có dăm bảy mươi ngàn, cũng chưa có cáp treo nên họ chỉ có thể men theo đường mòn, lên tới Chùa Đồng trên đỉnh núi để chiêm bái lễ Phật.

Yên Tử có lịch sử 700 năm và là “thánh địa” của Phật giáo Việt Nam nơi Vua Trần Nhân Tông đã tới tu hành sau khi ngài từ bỏ ngai vàng và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm.

Trong buổi nói chuyện trên kênh Hotelier Việt Nam mới đây, ông Tuấn chia sẻ: “Để một dân tộc bền vững, phải nuôi dưỡng giá trị tinh thần, đạo đức, văn hóa. Phật giáo Trúc Lâm hội tụ tất cả. Nơi đây không chỉ là kinh đô, mà còn là Thánh địa của Phật giáo Việt Nam. Và chính nơi dãy núi Yên Tử hùng vĩ này, với vị trí phong thủy, núi tạo thành một thế rất đẹp, nơi mà chúng ta đang ngồi là thung lũng giúp tụ khí.”

Trong mắt ông Tuấn, do vị trí phong thủy cũng như vẻ đẹp thiên nhiên được lưu giữ suốt rất nhiều năm qua nên đã tạo cho Yên Tử một nguồn năng lượng chữa lành hết sức đặc biệt.

Bản thân rừng Yên Tử là một kho thuốc, công ty Tùng Lâm cùng với Đại Học Dược đã khảo sát rừng Yên Tử và phát hiện bên trong có đến vài trăm loài cây thuốc, đều là những vị thuốc cổ truyền. Từ tiền đề ấy xã Thượng Yên Công đã thành lập một hội đông y chuyên khai thác các nguồn dược liệu núi Yên Tử.

Không giống như những nơi khác, ngay từ khi bắt đầu xây dựng cáp treo Yên Tử vào khoảng thời gian năm 2000, phía ông Tuấn đã yêu cầu không được chặt cây, phải giữ lại tất cả mọi thứ. Đương nhiên khi phát triển gây ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi nhưng họ sẽ hạn chế tối đa sự can thiệp, để nơi này không bị tác động quá lớn bởi con người.

Vì vậy, khi du khách ngồi trên những tuyến cáp treo chạy giữa rừng Yên Tử nhìn xuống chỉ thấy chùa tháp và những khoảng rừng xanh mướt trải dài trên núi.

Ngay cả khi xây dựng Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm, công ty cũng sử dụng địa thế là không gian thung lũng tự nhiên rộng lớn của Yên Tử, phát triển dọc theo đó để giữ từng cái cây, lưu giữ được sự yên an vốn có của nơi này.

Thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ của Yên Tử cùng với giá trị văn hóa tinh thần vĩ đại càng tăng thêm quyết tâm phải bảo tồn được thiên nhiên, các di sản văn hóa cha ông để lại. Tất cả tình cảm xuất phát từ tâm ấy hòa quyện cùng vẻ đẹp nơi này tạo nên một nguồn năng lượng bình an, tái tạo năng lượng cho khách, nuôi dưỡng cả thân và tâm.

Ông Tuấn lý giải, những vị khách bề bộn, áp lực, những người bị kéo vào cuộc sống vội vàng của thành thị, có thể tới Yên Tử để chậm lại và rũ bỏ được những phiền muộn, lo âu ở trong đầu và cảm nhận cái vẻ đẹp ở nơi đây. Vẻ đẹp về văn hóa, tinh thần, thiên nhiên, giúp con người khơi nguồn lại những nguồn năng lượng mới, khai mở tâm trí tạo nên nghị lực, ý tưởng mới, ngắt đi những mạch cũ trong cuộc sống.

Đến đây du khách thấy thấy được lịch sử hàng ngàn năm, giúp tâm trí hướng tới phía trước với một tầm nhìn về tương lai. Tương lai ở đây không chỉ là những gì trước mắt như cơm áo gạo tiền, mà là một mục tiêu để theo đuổi, những sứ mệnh, lý tưởng tốt đẹp cho xã hội, và chính mảnh đất này là nơi nuôi dưỡng giá trị ấy.

Yên Tử là nơi để trở về dành cho tất cả mọi người, từ những người trung tuổi muốn về với điểm tựa tâm linh cho đến những người trẻ mong muốn tìm về một nơi có khung cảnh thanh bình để nghỉ dưỡng và chữa lành.

Hành trình tìm kiếm hồn Việt chốn non thiêng Yên Tử 1
Ông Tuấn trò chuyện với người dẫn chương trình Lương Ngọc Khánh trên kênh Hotelier Việt Nam. Ảnh: LNK

Cái duyên trên chuyến hành trình

Trong chuyến hành trình dài kiến tạo nên Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm, trong đó có khu tĩnh dưỡng Legacy Yên Tử sang trọng được quản lý bởi tập đoàn Accor dưới thương hiệu MGallery, Tùng Lâm đã tìm đến rất nhiều kiến trúc sư để lên ý tưởng và đều là những vị có tiếng trong làng kiến trúc.

Ban đầu là Paul Andreu, người thiết kế nhà hát Opera Bắc Kinh bên cạnh Tử Cấm Thành, nhưng phía công ty đánh giá phong cách của ông ấy không phù hợp, không tái hiện được văn hóa Việt Nam.

Ông Tuấn cũng đã gặp cả Tadao Ando, do ông Hoàng Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc Việt Nam giới thiệu. Khi sang và gặp, tới thăm một hòn đảo do ông Tadao Ando thiết kế, nó mang đậm chất Nhật Bản, nhưng cái họ muốn tìm là 'hồn Việt'.

Sau khi ký kết và phải từ bỏ chín hợp đồng giữa chừng, ông Tuấn chấp nhận thiệt hại và tiếp tục tìm kiếm, cho tới khi cái duyên dẫn tới ông biết về 'phù thủy kiến trúc' Bill Bensley.

Chưa từng gặp mặt, chưa từng trao đổi, chỉ với tấm hình chụp những dự án trước đây, ông có thể “đọc được đây là ở đâu, có cái đặc tính văn hóa, hồn của họ rất rõ”, và đây chính là 'mảnh ghép' họ còn thiếu.

Ngoài dự án Legacy Yên Tử, Bill Bensley còn để lại dấu ấn của mình, của văn hóa Việt Nam trong một số dự án như InterContinental Đà Nẵng, khách sạn MGallery Hotel de la Coupole ở Sa Pa hoặc JW Marriott Emerald Bay ở Phú Quốc.

Bản thân Bensley cũng cho rằng “một cái cây ngã xuống là một sự mất mát”. Ông từng chia sẻ: “Một khu nghỉ dưỡng hoàn hảo tôn vinh được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và bảo tồn được nguyên trạng cảnh quan xung quanh”.

Vì dự án này, Bensley đã đích thân tới tháp Huệ Quang, nơi lưu giữ một phần xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, chạm tới lịch sử, chạm vào câu chuyện của 700 năm trước, dựa vào đó ông lên ý tưởng xây dựng khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử như tái hiện lại toàn bộ cung điện cổ thời Trần thế kỷ thứ XIII.

Ông Tuấn chia sẻ khi bản vẽ ý tưởng thiết kế được trình bày, họ dường như thấy được hình ảnh tháp Tổ từ những bức tường dày, cổng vòm, cũng với những mái ngói mũi hài mang dấu ấn thời gian. Ở trong đó, ông Tuấn thấy được 'hồn Việt' mà họ tìm kiếm.

Nhưng vì Bensley là người Mỹ, không dễ để có thể tiếp cận và nắm được các yếu tố văn hóa truyền thống và Phật giáo ở nước ta. Phía Tùng Lâm đã bổ sung cho ông những khuyết thiếu đó, đồng sáng tạo với Bill Bensley và đội ngũ của ông, biến Yên Tử Legacy trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị.

Công trình hai năm và tình yêu với văn hóa Việt

Là một dự án khổng lồ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và lên ý tưởng, nhưng trên thực tế, Legacy Yên Tử khởi công vào tháng 6 năm 2016 và tới cuối 2018 đã hoàn thành.

Ông Tuấn chia sẻ rằng hành trình phát triển Legacy Yên Tử là hành trình tìm kiếm hồn Việt, mà hồn không chỉ là phong cách thiết kế mà còn là những chi tiết cấu thành nên kiến trúc. Bill Bensley đã xây dựng nền móng, còn Tùng Lâm thổi hồn qua việc đưa những vật liệu truyền thống để tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo

Legacy Yên Tử sử dụng vật liệu tự nhiên và bản địa, từ gạch, gỗ, đá, gốm, ngói đều là nguyên bản hoặc đặt hàng từ các làng nghề thủ công trong nước.

Ví dụ như gạch men được đặt từ làng gốm Phù Lãng, gốm đất nung từ Bát Tràng, đá xanh từ Yên Lâm. Lối kiến trúc mô phỏng chùa tháp, làng nghề, hay những vật liệu gợi nhớ ký ức làng quê như rơm, tre, nứa, lá.

Hai năm ngắn ngủi nhưng với sự cống hiến của đội ngũ Tùng Lâm, cùng tình yêu sâu sắc với văn hóa Việt Nam và nguồn cảm hứng từ Yên Tử, Legacy Yên Tử đã được hoàn thành và trở thành biểu tượng văn hóa tại chốn non thiêng Yên Tử.

Hành trình tìm kiếm hồn Việt chốn non thiêng Yên Tử 2
Ông Tuấn nói về tình yêu của Tùng Lâm dành cho văn hóa Việt. Ảnh: LNK

Cổng vào Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm được gọi là cổng Khai Tâm, với ý nghĩa rằng khi bước qua cánh cổng này du khách sẽ bước qua một thế giới khác, tiếp nhận sự khai tâm mở trí.

Bên trong có hồ gương thiền, mặt nước phẳng lặng như gương để phản chiếu tinh thần “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” của Phật giáo Trúc Lâm.

Tái hiện tinh thần của Vua Trần Nhân Tông đã được giác ngộ Phật bằng gương thiền, bằng cổng khai tâm, khách tới Legacy Yên Tử là để khai tâm, tâm tĩnh lại, sẽ không bị chạy theo, không bị kéo theo, không bị tham sân si lôi đi.

Ông Tuấn nói con người hay đi tìm kiếm danh lợi, trở thành nô lệ của những thứ ấy và khi mà tâm ta không chạy theo thì tâm sẽ yên tĩnh tại. Tu Phật giáo Trúc Lâm là tu tâm, biết đủ là tâm thường lạc an vui.

"Con người muốn nhiều rồi nhiều nữa, những cái ấy đều là vật ngoài thân, hư ảo mà nếu chạy theo nó thì cả đời rất vất vả", ông Tuấn nói.

Nằm giữa thung lũng của núi Yên Tử, Legacy được thiết kế hòa mình với thiên nhiên, với bên trái là thác Vàng, bên phải là thác Bạc chảy xuống chùa Giải Oan. Làng Nương Yên Tử bám theo dòng suối, gợi nhớ về làng quê với cảnh rừng và suối, mang lại vẻ đẹp gần gũi thiên nhiên.

Tùng Lâm còn chú trọng đưa người dân địa phương vào để phát triển các làng nghề như làm thuốc nam, đồ gỗ, mây tre đan chiếu cói, rượu mơ, nước mơ và đồ gốm. Họ đã giúp người dân địa phương có thêm thu nhập và cơ hội phát triển, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Những ngôi nhà tranh tre mái lá là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Những người thợ thủ công, những nghệ nhân lành nghề vẫn miệt mài làm việc, tạo ra những sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách khi đến đây không chỉ được nghỉ dưỡng mà còn có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu và học hỏi về văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

Nguồn năng lượng mới

Những vị khách đến Yên Tử không chỉ để nghỉ dưỡng mà còn để tìm lại sự bình an, khơi nguồn năng lượng mới, và mở rộng tâm trí. Yên Tử giúp họ cảm nhận vẻ đẹp văn hóa, tinh thần và thiên nhiên, giúp họ hướng tới tương lai với những sứ mệnh và lý tưởng tốt đẹp cho xã hội. Yên Tử không chỉ dành cho người trung tuổi mà còn thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích sự yên bình và thiên nhiên.

Legacy Yên Tử không chỉ là một khu tĩnh dưỡng mà còn là nơi nuôi dưỡng giá trị văn hóa, tinh thần của Việt Nam, mang lại nguồn năng lượng mới và nghị lực cho tất cả du khách. Vẻ đẹp và giá trị của Yên Tử không chỉ nằm ở cảnh quan mà còn ở sự hòa quyện giữa văn hóa và thiên nhiên, tạo nên một điểm đến độc đáo và đầy cảm hứng cho mọi người như mong ước của ông Tuấn.

Xây dựng trải nghiệm du khách ở điểm đến Yên Tử

Xây dựng trải nghiệm du khách ở điểm đến Yên Tử

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Để có thể mang lại trải nghiệm đặc biệt cho du khách ở một điểm đến đặc thù tâm linh như Yên Tử, ban lãnh đạo Công ty Tùng Lâm Yên Tử xác định, trải nghiệm phải xuất phát từ đội ngũ nhân viên hạnh phúc và mang tinh thần thiền.
Xây dựng trải nghiệm du khách ở điểm đến Yên Tử

Xây dựng trải nghiệm du khách ở điểm đến Yên Tử

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Để có thể mang lại trải nghiệm đặc biệt cho du khách ở một điểm đến đặc thù tâm linh như Yên Tử, ban lãnh đạo Công ty Tùng Lâm Yên Tử xác định, trải nghiệm phải xuất phát từ đội ngũ nhân viên hạnh phúc và mang tinh thần thiền.
Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.