Phát triển bền vững

Hiện thực hóa tham vọng ‘xanh hóa’ ngành giao thông

Phương Anh Thứ năm, 25/05/2023 - 19:49

Theo ước tính sơ bộ của tổ chức nghiên cứu, tư vấn McKinsey, tổng mức đầu tư cho ngành giao thông vận tải trong lộ trình đưa phát thải ròng về 0 có thể rơi vào khoảng 30 tỷ USD, trong đó, một số dự án có thể đặc biệt đắt đỏ như đường sắt cao tốc.

Dịch chuyển sang các phương tiện ‘xanh’

Theo đánh giá từ ban tư vấn của McKinsey, vận tải đường bộ tại Việt Nam cần thực hiện những thay đổi lớn để góp vào mục tiêu giảm phát thải carbon, như chuyển sang xe đạp, vận tải công cộng, và xe điện (bao gồm cả xe điện chạy bằng pin nhiên liệu). Phát thải carbon ròng bằng 0 cần thay đổi về cả thói quen đi lại và làm việc.

Ví dụ, theo tính toán, như đến năm 2050, tỷ lệ đi lại bằng xe đạp hay tàu điện ngầm trong nội đô Hà Nội và TP.HCM cần đạt 40%, làm việc từ xa gia tăng giúp giảm 6% đi lại hàng ngày tại các thành phố này.

Đi lại bằng xe máy điện sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong giai đoạn 2032 – 2035, và đến năm 2050 sẽ đạt mức thâm nhập thị trường trên 99%.

Vận tải đường sắt, bao gồm đường sắt cao tốc, sẽ dần thay thế vận tải hàng không và xe khách giữa các thành phố lớn.

Để thực hiện lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0, đến năm 2040, Việt Nam sẽ cần triển khai đường sắt cao tốc, nhanh chóng thu hút 20% hành khách vận tải hàng không chuyển sang sử dụng, và đến năm 2030 sẽ tăng lên 30%, McKinsey tính toán.

Giải quyết các khó khăn

Một số biện pháp cần thiết để đạt phát thải cacbon ròng bằng 0 theo lộ trình này có thể khó thực hiện, nhưng kinh nghiệm của các nước khác cho thấy điều dó hoàn toàn là có thể, tổ chức nghiên cứu, tư vấn lưu ý.

Để theo đuổi con đường phát thải ròng bằng 0, Việt Nam phải triển khai đường sắt cao tốc trước năm 2040.

McKinsey

Đơn cử, một số đặc điểm nhất định về địa lý và xã hội của Việt Nam khiến quá trình giảm phát thải carbon trở nên đặc biệt khó khăn. Ví dụ, khoảng cách giữa Hà Nội và TP.HCM là khoảng 1.600 km, khiến chi phí xây dựng đường sắt cao tốc trở nên đắt đỏ.

Chiều dài địa lý của Việt Nam gây khó khăn cho việc xây dựng hạ tầng lưới điện, và lưới điện còn kém phát triển hạn chế khả năng tích hợp và mở rộng hoạt động phát điện.

Tuy nhiên, Chile, một quốc gia cũng có đặc điểm địa lý tương tự, đã nỗ lực thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư để phi tập trung hóa lưới điện, nhằm hỗ trợ chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.

Nhiều dự án hạ tầng ở Việt Nam đã bị chậm tiến độ, song việc phát triển hệ thống vận tải công cộng sẽ cần phải theo kịp những nỗ lực giảm phát thải cần thiết trong ngành giao thông vận tải.

Điều này hoàn toàn khả thi, khi 350 km đường sắt cao tốc của Uzbekistan đã đi vào vận hành trong 5 tháng, và tuyến tàu điện nhanh nội đô tại Gurugram đi vào hoạt động sau 2,5 năm, McKinsey cho biết.

Sự phổ biến của xe máy động cơ đốt trong tại Việt Nam khiến việc chuyển đổi sang các phương thức vận tải công cộng, đi bộ hay đạp xe trở nên khó khăn hơn, nhưng tình hình thực tiễn tại các đô thị khác cho thấy điều này hoàn toàn khả thi.

Chẳng hạn như Mexico City và Guadalajara (hai thành phố có mùa mưa và mùa hè có nhiệt độ cao) đã thành lập chương trình chia sẻ xe đạp, một phần quan trọng trong cơ cấu phương tiện vận tải.

Vấn đề nguồn vốn

Vốn đầu tư cho các dự án này cũng là một bài toán hóc búa, McKinsey lưu ý.

Ước tính ban đầu cho thấy có thể loại bỏ từ 80 – 90% lượng phát thải của tất cả các ngành tại Việt Nam, với chi phí 24 USD/tấn CO2 tương đương hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, nhiều biện pháp thực chất có chi phí thấp. Trên thực tế, trong một số trường hợp (chưa đến 1/4), chi phí cho việc ứng dụng một giải pháp bền vững là âm, nghĩa là còn rẻ hơn so với chi phí tiếp tục theo đuổi các biện pháp ban đầu.

Doanh nghiệp điện gió thua lỗ dù hưởng nhiều ưu đãi

Chẳng hạn như xây dựng mới các công trình điện gió, mặt trời và thủy điện sẽ cạnh tranh về chi phí hơn so với nhiệt điện, nếu tính trên suốt vòng đời dự án do có chi phí vận hành và chi phí vốn thấp trong tương lai.

Ngoài ra, điện hóa phương tiện vận tải đường bộ cũng ít tốn kém hơn so với hỗ trợ phương tiện động cơ đốt trong, vì chi phí vận hành của xe điện thấp hơn nhiều, và tổng chi phí sở hữu xe điện và xe động cơ đốt trong dự kiến sẽ ngang nhau.

Tuy vậy, vẫn cần chi nhiều từ nguồn công và tư nhân để Việt Nam có thể đạt phát thải cacbon ròng bằng 0, ban tư vấn của McKinsey nhấn mạnh.

Theo ước tính sơ bộ dựa trên mô hình lộ trình phát thải cacbon ròng bằng 0, tổng mức đầu tư có thể rơi vào khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Một số dự án có thể đặc biệt đắt đỏ, đơn cử, một số nguồn ước tính chi phí xây dựng đường sắt cao tốc tại Việt Nam rơi vào hơn 55 tỷ USD.

Tuy nhiên, điều này chưa tính đến yếu tố ngoại lực tích cực của những thay đổi đó, như cải thiện sức khỏe người dân, tăng quy mô hoạt động kinh tế, và tiếp cận các nguồn giá trị mới.

3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt

3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt

Phát triển bền vững -  2 năm
Hiện nay, ngành giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải CO2 chính ở Việt Nam, do cả lĩnh vực vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hoá vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Theo dự báo tăng trưởng chung của Việt Nam, nhu cầu dịch vụ vận tải dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2050 so với mức năm 2020. Nếu nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vẫn là dầu, lượng phát thải CO2 sẽ tăng với tốc độ tương tự.
3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt

3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt

Phát triển bền vững -  2 năm
Hiện nay, ngành giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải CO2 chính ở Việt Nam, do cả lĩnh vực vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hoá vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Theo dự báo tăng trưởng chung của Việt Nam, nhu cầu dịch vụ vận tải dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2050 so với mức năm 2020. Nếu nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vẫn là dầu, lượng phát thải CO2 sẽ tăng với tốc độ tương tự.
Xe điện - giải pháp mới cho kinh doanh dịch vụ vận tải

Xe điện - giải pháp mới cho kinh doanh dịch vụ vận tải

Phát triển bền vững -  2 năm

“Với việc ký kết hợp tác với VinFast để sử dụng xe máy điện làm phương tiện giao hàng, Ahamove đang là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực vận tải chuyển đổi sang loại phương tiện thân thiện với môi trường, nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh và chung tay kiến tạo một tương lai xanh bền vững”, ông Trần Lê Hoài Bảo, Giám đốc sản phẩm AhaFast chia sẻ về những lợi ích khi sử dụng xe máy điện giao hàng.

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Doanh nghiệp -  3 năm

Nhóm phân tích của SSI Research dự báo, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, lâu hơn kỳ vọng ban đầu do các diễn biến tiêu cực trên thế giới gần đây.

Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản

Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản

Tiêu điểm -  3 năm

Trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng 4 – 5 lần, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị phối hợp giữa các hiệp hội, doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  3 năm

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  1 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  1 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  3 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 giờ

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 giờ

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Doanh nghiệp -  17 giờ

Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  17 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.