Thất thoát 348 triệu USD doanh thu ngành video do vi phạm bản quyền
Theo báo cáo của Media Partners Asia, cho đến năm 2027, 4.870 việc làm mới sẽ bị tước đoạt nếu Việt Nam không kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền.
Sự việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thông tin tới báo chí rằng đã gửi văn bản kiến nghị Sở Văn hóa du lịch Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của concert Born Pink đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong công chúng.
Đối với sự việc lần này, người cho rằng công ty IME – Ban tổ chức (BTC) chương trình Born Pink tại Việt Nam không tôn trọng bản quyền và concert Born Pink xứng đáng bị rút giấy phép biểu diễn. Người lại cho rằng đây chỉ là một cách để VCPMC đòi tiền bản quyền cao hơn từ phía IME.
Với 15 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bà Tám Trần, Giám đốc IPCom Việt Nam - đơn vị chuyên tư vấn về sở hữu trí tuệ đã đưa ra những nhận định liên quan đến những hiểu lầm của công chúng về bên thu phí bản quyền và tâm thế của BTC concert Born Pink về vấn đề sở hữu trí tuệ trong sự việc lần này.
Về địa vị pháp lý, cả KOMCA - Hiệp hội Âm nhạc Hàn Quốc và VCPMC - Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đều là các đơn vị quản lý tập thể quyền tác giả (CMO). Các CMO có chức năng nhận ủy quyền của các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, đại diện, quản lý cấp phép, thực thi quyền của bên ủy quyền tại lãnh thổ mà họ hoạt động.
Theo nội dung thư Chủ tịch KOMCA gửi cho IME ngày 21/7, có thể thấy rằng, khác với tiền lệ đang được áp dụng tại Việt Nam, KOMCA không đồng ý cho các thành viên của mình tự ý cấp quyền cho bên thứ ba hay tự thực thi quyền của mình, tất cả các hoạt động này đều do KOMCA thực hiện.
Điều này có nghĩa là mặc dù YG Entertainment - Công ty quản lý ban nhạc Blackpink là chủ sở hữu của chính các tác phẩm mà Blackpink biểu diễn trong show Born Pink, nhưng là show do IME (một bên khác) tổ chức thì việc cấp quyền sử dụng này phải do KOMCA thực hiện, YG Entertainment không được tự mình làm việc đó theo thỏa thuận với KOMCA. Và dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa KOMCA và VCPMC, VCPMC sẽ thay mặt họ thực hiện quyền này trên lãnh thổ Việt Nam.
Có thể thấy, việc vận hành hoạt động kinh doanh các sản phẩm nghệ thuật ngoài tuân thủ theo pháp luật sở hữu trí tuệ (mà về bản chất có sự thay đổi theo lãnh thổ) còn phải tuân thủ theo quy luật ngành kinh doanh, theo quy luật cung - cầu của thị trường, nên cần được nghiên cứu kỹ và hiểu đúng. Nếu không sẽ diễn ra tình trạng hiểu sai về bản chất thực sự của vấn đề.
Vào ngày 27/7/2023, theo thông tin từ phía VCPMC, VCPMC đã nộp đơn kiến nghị Sở Văn hóa thể thao và du lịch thành phố Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của concert Born Pink tại Hà Nội với lí do công ty IME – Ban tổ chức của chương trình không tôn trọng một cách nghiêm trọng quyền tác giả.
Theo đại diện IME, IME đã có đàm phán về tiền bản quyền với VCPMC trước đó. Theo đó, VCPM đã đưa ra 3 cách thức để xác định giá bản quyền, bao gồm:
Phương án 1 là theo biểu mức: 5% x 60% sức chứa (40.000 vé) x giá vé bình quân.
Phương án 2 là: 5% x tổng doanh thu của 20.000 vé.
Phương án 3 là: 20.000 vé x giá vé x 5%.
Các phương án này chưa được Công ty IME đồng thuận và mong muốn được VCPMC cho ra phương án tối ưu hơn nữa. Cuối cùng, VCPMC đề nghị Công ty IME báo cáo kết quả chốt phương án ra hợp đồng trước 15 giờ ngày 26/7.
Tuy nhiên, cho đến 15h ngày 27/7, IME vẫn cảm thấy rằng mức giá bản quyền này là quá cao, vì vậy thỏa thuận chưa đạt được. Ngay sau đó, như đã biết, ngày 27/7, VCPMC đã nộp đơn đề xuất rút giấy phép biểu diễn của Blackpink.
Theo tiến trình diễn biến của sự việc, có thể thấy rằng IME không từ chối việc thực hiện nghĩa vụ khi sử dụng bản quyền, họ chỉ chưa đạt được mức giá bản quyền thỏa thuận với VCPMC, bởi theo IME đây là mức giá quá cao khi so sánh với tiền bản quyền ở các nước khác mà Blackpink lưu diễn trong khu vực (Thái Lan, Sydney…).
Vậy đâu là lí do VCPMC nộp đơn yêu cầu rút giấy phép biểu diễn của concert Born Pink khi IME vẫn rất tôn trọng bản quyền? Đó là một câu hỏi đáng để đặt lên bàn cân
Bà Tám Trần, Giám đốc IPCom, cho biết: “Từ trước đến nay, tôi đã làm việc với nhiều đơn vị tổ chức show ca nhạc. Khi họ có nhu cầu sử dụng tác phẩm của các tác giả đã ủy quyền quản lý qua VCPMC, nhiều trường hợp họ đã không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền với VCPMC trước khi show diễn ra. Và đó là lý do sau khi show kết thúc họ bị VCPMC kiện ra tòa để đòi tiền bản quyền".
Thêm vào đó, trong sự việc show Born Pink, theo bà Tám Trần, căn cứ theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là các quy định về tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP và quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa theo Nghị định 38/2018/NĐ-CP, không có căn cứ nào để Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội rút văn bản chấp thuận tổ chức show ca nhạc mà họ đã cấp nếu chỉ dựa vào lý do không đạt được thỏa thuận với chủ thể quyền, ở đây đại diện là VPCMC.
Một ngày sau khi VCPMC công bố thông tin đề nghị rút giấy phép biểu diễn của Blackpink trước truyền thông, chiều ngày 28/7, IME Việt Nam đã thỏa thuận xong tiền tác quyền show Blackpink với VCPMC tại buổi làm việc sáng nay, 28/7, chốt con số ‘thấp hơn nhiều’ con số mà VCPMC đã đưa ra (hơn 11 tỉ đồng).
Theo báo cáo của Media Partners Asia, cho đến năm 2027, 4.870 việc làm mới sẽ bị tước đoạt nếu Việt Nam không kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền.
Tại Việt Nam, chúng ta thường nhìn thấy những chiếc áo phông in hình các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như chuột Mickey, vịt Donald... từ những chợ cóc vỉa hè cho đến trên những hãng quần áo local brand (hãng quần áo trong nước). Vậy, sẽ thế nào khi các nhân vật hoạt hình của Việt Nam được in trên áo quần, làm thú bông, làm game… và được bán ở nước ngoài?
Gần đây, trang Twitter chính thức của WinRAR đã chia sẻ niềm vui "to lớn" khi bán được đến... 4 bản quyền phần mềm trong tuần vừa qua.
Nhằm tôn vinh văn hóa và các danh nhân lịch sử, hãng đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret đã ra mắt một bộ sưu tập đồng hồ mang tên Legend, trong đó bao gồm chiếc đồng hồ có tranh vẽ Hai Bà Trưng. Được biết, bức tranh này do chính họa sĩ André Martinez vẽ tay.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.