Doanh nghiệp
Hòa Phát bắt đầu chu kỳ lợi nhuận mới
Dù kết quả kinh doanh năm 2023 vẫn suy giảm, các công ty phân tích nhìn nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian gần đây của Hòa Phát là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang bước vào một chu kỳ lợi nhuận mới.
Hòa Phát vừa công bố kết quả kinh doanh quý cuối năm 2023 cho thấy đà phục hồi ấn tượng với doanh thu đạt 34,4 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ và lợi nhuận đạt xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, tăng 48% so với quý trước đó.
Đây là quý kinh doanh tốt nhất của Hòa Phát trong 6 quý gần đây. Bên cạnh việc giá thép tăng nhẹ, sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể là các động lực chính giúp lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ
Tổng sản lượng thép xây dựng, HRC và phôi thép lần lượt đạt 2,1 triệu tấn, tương đương với 99% công suất hoạt động và là mức sản lượng cao thứ ba trong lịch sử. Phân khúc thép xây dựng có sự phục hồi ấn tượng, với sản lượng tăng 48% so với cùng kỳ, đạt 1,21 triệu tấn nhờ nhu cầu thị trường trong nước phục hồi, xuất khẩu cải thiện và thị phần của công ty tăng lên.
Lũy kế cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng của Hòa Phát lần lượt đạt 120,36 nghìn tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ và 6,8 nghìn tỷ đồng giảm 19,4%. Dù vẫn suy giảm, các công ty phân tích nhìn nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian gần đây của Hòa Phát là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang bước vào một chu kỳ lợi nhuận mới.
Nhóm phân tích SSI Research kỳ vọng nhu cầu ngành thép sẽ phục hồi trong năm 2024 với mức tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ, đặc biệt ở thị trường trong nước khi có thể tăng 7%.
Theo đó, mức tiêu thụ thép trong năm nay sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013. Mặt khác, theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến tăng 1,9% trong năm 2024 so với mức 1,8% trong năm 2023.
Đối với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thép Trung Quốc dự kiến giảm trong năm 2024 so với mức nền cao trong năm 2023, từ đó hỗ trợ giá thép xuất khẩu của Việt Nam.
Nhu cầu thép ở Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thêm 1,7% trong năm nay sau khi giảm 3,3% trong năm 2023. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn giữ quan điểm giá thép sẽ khó tăng mạnh trong năm 2024 vì sự phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ vẫn chậm. Hiện tại phân khúc bất động sản chiếm hơn 30% lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc, quốc gia chiếm 50% nhu cầu thế giới.
Đối với đầu vào, giá quặng sắt tăng có thể khiến chi phí sản xuất cho các công ty thép Việt Nam cao hơn trong quý I, nhưng sẽ chỉ tác động trong thời gian ngắn.
Giá quặng sắt tăng 13% trong ba tháng cuối năm 2023 do các công ty thép dự trữ theo mùa, đặc biệt là từ Trung Quốc. Chi phí nguyên liệu tăng như vậy gây áp lực lên biên lợi nhuận của các công ty thép như Hòa Phát trong những tháng đầu năm 2024.
Mặc dù vậy, sự gia tăng tỷ trọng sản lượng xuất khẩu trong tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép cán nguội HRC từ 16% trong năm 2022 lên 30% trong năm ngoái sẽ giúp Hòa Phát dễ dàng chuyển giá bán đầu vào sang ra đầu ra hơn.
Áp lực từ chi phí nguyên liệu cao được dự báo sẽ giảm dần trong dài hạn khi tác động của việc tích trữ giảm dần cùng với sự sụt giảm sản lượng thép Trung Quốc. Nguồn cung quặng sắt dự kiến sẽ ổn định trong thời gian tới.
Với các yếu tố trên, dự báo lợi nhuận ròng năm 2024 của Tập đoàn Hòa Phát ở mức 11.200 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 64,5% so với năm 2023, nhờ sự phục hồi cả về sản lượng tiêu thụ và giá thép.
Về dài hạn, SSI Research tin rằng lợi nhuận của Hòa Phát được kỳ vọng sẽ tăng hơn 30%/năm trong giai đoạn 2025 - 2027 nhờ việc khởi công dự án Dung Quất 2 vào năm 2025 - 2026.
Phía Hòa Phát cũng cho biết doanh nghiệp đang bám sát tiến độ đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2. Dự án này tính tới cuối quý IV/2023 đã đạt 45% tiến độ, đúng theo kế hoạch.
Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép của tập đoàn sẽ đạt hơn 14 triệu tấn thép/năm, đưa Hòa Phát vào top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.
Năm ngoái, tập đoàn đã rót thêm 13.000 tỷ đồng vào dự án Dung Quất 2, nâng tổng chi phí xây dựng cơ bản dở lên khoảng 1 tỷ USD.
Theo kế hoạch, dự án KLH Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào quý 1/2025 với công suất 1,5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1. Tổng công suất thiết kế của dự án này là 5,6 triệu tấn/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC và 1 triệu tấn thép đặc biệt.
Hòa Phát dự kiến sẽ mất khoảng 3 năm để công suất của Dung Quất 2 được vận hành đạt mức tối đa, qua đó nâng công suất thép thô lên hơn 14 triệu tấn/năm.
Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán Shinhan dự báo dự án Dung Quất 2 sẽ hoàn thành vào quý 1/2025, qua đó tăng công suất thép thô của Hòa Phát thêm 66% so với hiện tại.
Chứng khoán Shinhan dự phóng lợi nhuận sau thuế của Hòa Phạt có thể tăng trưởng 135% trong năm 2024 lên 15.973 tỷ sau đó tiếp tục tăng 47% lên mức 23.407 tỷ trong năm 2025.
Hòa Phát rót thêm 13.000 tỷ đồng vào Dung Quất 2
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.