Doanh nghiệp
Hơn 1.600 tỷ đồng bốc hơi sau khi startup Telio tuyên bố giải thể
Việc startup thương mại điện tử B2B Telio giải thể khiến các nhà đầu tư lớn như Tiger Global, Granite Oak, Peak XV và VNG mất trắng.
Đầu năm nay, ông Bùi Sỹ Phong, nhà sáng lập Telio xác nhận với TechInAsia đã chấm dứt hoạt động tại Việt Nam từ cuối tháng 11/2024 và hoàn tất quá trình giải thể pháp nhân vào tháng 12/2024.
Theo ông Phong, startup thương mại điện tử B2B Telio phải ngừng hoạt động vì không thể huy động thêm vốn hoặc tìm được đối tác mua lại.
Trước khi giải thể, Telio sở hữu nguồn vốn lớn và từng huy động thành công khoảng 65 triệu USD tương đương với số tiền hơn 1.600 tỷ đồng, từ các nhà đầu tư Tiger Global, Granite Oak, Peak XV và VNG.
Đáng chú ý, trong số 1.600 tỷ đồng đã bốc hơi, có hơn 510 tỷ đồng Telio nhận đầu tư từ kỳ lân VNG vào năm 2021.
Thông tin này được thể hiện rõ nét trên báo cáo tài chính hợp nhất của VNG vào quý IV/2024, sau khi Telio tuyên bố phá sản, toàn bộ khoản đầu tư 512 tỷ đồng của VNG vào startup này được ghi nhận về không.
Không chỉ Telio, các khoản đầu tư khác của VNG cũng chung tình trạng "mất trắng". Công ty đã mất hơn 500 tỷ đồng khi đầu tư vào Tiki Global, hơn 33 tỷ đồng vào Rocketeer, 143 tỷ đồng vào Ecotruck và 35 tỷ đồng vào Beijing Youtu.
Quay trở lại với Telio, lần gần nhất startup này huy động vốn thành công là vào tháng 9/2023. Khi đó, Telio nhận được 15 triệu USD từ quỹ Granite Oak có trụ sở tại Anh.
Ở giai đoạn đỉnh cao, startup này có định giá hơn 100 triệu USD và được đánh giá là mô hình kinh doanh tiềm năng trong mảng thương mại điện tử.
Cụ thể, Telio hoạt động theo mô hình sàn TMĐT B2B, liên kết các đơn vị bán lẻ (siêu thị, tạp hóa...) với trực tiếp các nhãn hàng bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, mang tới sự đa dạng nguồn hàng, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn.
Theo phân tích của nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, nhiều tầng lớp và phân tán. Các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình chiếm trên 60% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực đô thị và trên 90% ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Các cửa hàng nhỏ lẻ thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng, và mất tới một tuần để mua đầy đủ các mặt hàng cho cửa hàng của mình. Do đó, Telio ra đời giúp giải quyết bài toán này, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhưng không phải lúc nào ý tưởng hay, thì startup cũng thành công. Từ giữa năm 2022, Telio bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động và cắt giảm chi phí, tập trung vào việc tối ưu hoá cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đồng thời tránh những mặt hàng có biên lợi nhuận thấp.
Các chuyên gia đánh giá, những động thái này đã diễn ra quá muộn, bởi trong hai năm đầu tiên, Telio đã mở rộng quá nhanh đồng nghĩa tiêu tốn nhiều chi phí vận hành.
Theo ông Bùi Sỹ Phong, quy mô của công ty không cho phép theo đuổi chiến lược biên lợi nhuận cao, nhưng khối lượng bán thấp.
Tại thời điểm đóng cửa, doanh thu hàng tháng của Telio dao động trong khoảng 2,5 - 3 triệu USD. Dù vậy, do nguồn tiền đã cạn kiệt, công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng hoạt động.
Sự rời đi của Telio đồng nghĩa thị trường sẽ mất đi một tay chơi lớn, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ở lại với mảng thương mại điện tử B2B như: VinShop, Karavan, hay gần đây là Ninja Mart.
Đối thủ của Telio, Kilo, VinShop gọi vốn 10 triệu USD
Startup Telio có thể huy động thêm 60 triệu USD
Tính đến tháng 9/2021, Telio đã huy động tổng cộng 51 triệu USD. Gần đây nhất, Telio được Công ty cổ phần VNG đầu tư 22,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series B.
VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào startup Telio
VNG có thể giúp Telio đi nhanh và mạnh trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B thông qua Zalo, thì startup này lại giúp ZaloPay của tỷ phú Lê Hồng Minh triển khai được các dịch vụ tài chính, tín dụng tới các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Startup thương mại điện tử Telio nhận vốn 25 triệu USD
Telio mới đây tuyên bố tổng giá trị giao dịch hàng hóa đã tăng trên 50 lần từ khi tham gia chương trình Surge, song song giá trị startup cũng tăng 10 lần so với vòng gọi vốn hạt giống.
Nhà phân phối xe điện Wuling báo lỗ kỷ lục
Việc lỗ lũy kế khiến giới đầu tư quan ngại về khả năng cổ phiếu TMT bị đưa vào diện cảnh báo cùng những đánh giá tiêu cực từ phía các tổ chức tín dụng.
FPT nhắm doanh thu tỷ đô tại Nhật Bản
FPT Nhật Bản hiện sở hữu hơn 4.000 nhân sự đến từ 28 quốc tịch, làm việc tại 17 văn phòng và trung tâm nghiên cứu, cùng đội ngũ 15.000 kỹ sư toàn cầu.
Hai mảng sáng - tối của doanh nghiệp bất động sản
Sự phân hóa kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục trong năm nay với sự chênh lệch đáng kể về sức mạnh tài chính, quỹ đất, năng lực của các doanh nghiệp ngành địa ốc.
Nhà phân phối Mercedes lớn nhất Việt Nam lãi lớn nhờ bán thêm xe Trung Quốc
MG đã giúp doanh số của Haxaco tăng lên 34% vào năm 2024 và được dự báo sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của Haxaco trong năm nay.
Doanh nghiệp vật liệu, xây dựng sẵn sàng 'vào sóng'
Sau kết quả có phần chững lại năm vừa qua, doanh nghiệp xây dựng, đầu tư công được kỳ vọng sớm bứt phá trở lại, trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng năm 2025.
Hàng triệu người tạm gác giấc mơ an cư
Để mua được căn hộ chung cư tại Hà Nội giá trung bình khoảng 70 triệu đồng/m2, các hộ gia đình cần có thu nhập tối thiểu từ 45 - 210 triệu đồng mỗi tháng.
Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số
Muốn tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần phát triển được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh, làm trụ cột, gánh vác những trọng trách lớn, đưa kinh tế bứt phá đi lên.
Saigonbank báo lỗ 114 tỷ đồng
Mặc dù đã cắt giảm 70% chi phí dự phòng rủi ro bất chấp nợ xấu tăng cao, Saigonbank vẫn lỗ trước thuế gần 114 tỷ đồng trong quý IV/2024.
Áp lực đáo hạn trái phiếu hạ nhiệt nửa đầu năm 2025
FiinGroup đánh giá áp lực đáo hạn trái phiếu tương đối thấp trong quý I/2025, nhưng dự kiến sẽ tăng cao trở lại trong nửa cuối năm.
Nhà phân phối xe điện Wuling báo lỗ kỷ lục
Việc lỗ lũy kế khiến giới đầu tư quan ngại về khả năng cổ phiếu TMT bị đưa vào diện cảnh báo cùng những đánh giá tiêu cực từ phía các tổ chức tín dụng.
Hội Môi giới bất động sản ký hợp tác chiến lược với SunValue và SunReal
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Tập đoàn Thẩm định giá SunValue và SunReal vừa chính thức ký hợp tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá và số hóa dữ liệu.
Bà Vũ Thanh Huệ được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Chứng khoán LPBank
Ngày 7/2, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) vừa thông qua quyết định giao bà Vũ Thanh Huệ – Phó chủ tịch HĐQT – phụ trách hoạt động của hội đồng quản trị cho đến khi kiện toàn chức danh chủ tịch HĐQT.