Hơn 6.700 lô đất tại Lâm Đồng được hấp thụ trong 3 tháng
Nguyễn Cảnh
Thứ sáu, 08/10/2021 - 09:31
Trong quý III vừa qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 6.766 lô đất nền, 216 căn nhà ở riêng lẻ và 17 căn chung cư được giao dịch.
Tính theo giá trị và số lượng giao dịch, đất nền tại TP. Đà Lạt được coi là có giá nhất trên thị trường địa ốc Lâm Đồng 3 tháng qua.
Thông tin này vừa được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, liên quan tới việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát mạnh, nền kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn chung, nhất là các ngành nghề thuộc hoạt động du lịch, dịch vụ…; thu nhập của các tầng lớp nhân dân nhìn chung giảm và thấp; nguyên vật liệu như thép, xi măng tăng giá nên hoạt động xây dựng nói chung phải giảm khối lượng thi công, giảm tiến độ đầu tư xây dựng theo kế hoạch và nguồn vốn đầu tư vào bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, một số ít dự án khu dân cư, nhà ở, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, thương mại có quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện; một số dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án đầu tư như giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng,…
Trong quý III/2021, ghi nhận 3 dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép (với số lượng 14 căn biệt thự du lịch), 01 dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản đang triển khai (8 căn).
Lượng giao dịch căn hộ chung cư là 17 căn, nhà ở riêng lẻ là 261 căn, đất nền là 6.766 nền. Tồn kho bất động sản là 81 nền.
Đáng chú ý, 6.766 lô nền được giao dịch với tổng giá bán khoảng 3.079 tỷ đồng. Chia theo khu vực chi tiết như sau: tại TP. Đà Lạt ghi nhận 235 lô nền có tổng giá bán khoảng 741,4 tỷ đồng, 712 lô tại TP. Bảo Lộc có tổng giá khoảng 434,5 tỷ đồng. Địa phương có số lượng lô đất nền được giao dịch nhiều nhất là huyện Lâm Hà (1.863 lô với tổng giá trị khoảng 224,6 tỷ đồng).
17 căn chung cư được giao dịch đều nằm tại TP. Đà Lạt, với giá bán khoảng 8,84 tỷ đồng.
Sở Xây dựng cho biết một số khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và thị trường như sau: Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng vẫn còn chậm do còn nhiều khó khăn, vướng mắc bất cập trong việc xác định đơn giá đất bồi thường, hỗ trợ và giao đất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án do đặc thù về địa hình, địa chất phức tạp dẫn đến khi triển khai thi công thường xuyên phải xử lý hiện trường và thực hiện việc giãn cách xã hội phải giảm nhân lực, tăng giá các loại vật liệu như thép, xi măng…làm khan hiếm, thiếu nguồn cung cấp nguyên vật liệu và quá trình vận chuyển, cung ứng từ nguồn sản xuất tại các tỉnh, thành phố lân cận như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương….
Từ đó, Sở Xây dựng tỉnh đã đưa ra đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật đất đai năm 2013; trong đó cần có quy định để tháo gỡ về xác định giá bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi để đầu tư dự án.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.