Tài chính
Huy động vốn tăng nhanh hơn tín dụng
Đây là lần đầu tiên sau 3 năm, hệ thống ngân hàng chứng kiến lại hiện tượng tăng trưởng huy động vốn cao hơn tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 20/9, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,75% so với cuối năm 2022, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%, trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 5,73%.
Trước đó, theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng huy động tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6/2023 tăng 4,6% so với đầu năm. Bất chấp lãi suất huy động giảm mạnh thời gian qua, huy động vốn của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng dương.
Đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm, hệ thống ngân hàng chứng kiến lại hiện tượng tăng trưởng huy động vốn cao hơn tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, năm 2022, huy động vốn trong 9 tháng chỉ tăng 4,6% trong khi tín dụng tăng 11,05%. Năm 2021, huy động vốn 9 tháng tăng 5,2% trong khi tín dụng tăng 7,88%.
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm cũng còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu được đặt ra cả năm. NHNN định hướng tín dụng năm 2023 tăng khoảng 14 - 15%.
Huy động vốn tăng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng khiến thanh khoản dư thừa lớn trên toàn hệ thống. Trong báo cáo phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán BSC cho biết, số dư Citad tại hệ thống đã lên gần 400.000 tỷ đồng, trong khi dự trữ bắt buộc chỉ ở mức khoảng 280.000 tỷ đồng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng duy trì ở mức rất thấp dưới 1% trong thời gian dài.
Để giảm tình trạng dư thừa thanh khoản, NHNN bắt đầu phát hành tín phiếu trở lại từ ngày 21/9/2023 hướng đến mục tiêu điều tiết tỷ giá trong khi vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2023.
Theo thống kê, từ ngày 21/09 đến ngày 29/9/2023, NHNN đã hút ròng 94.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng qua kênh tín phiếu. Đây là con số tương đối lớn bởi theo thống kê của BSC, trong giai đoạn 2018 – 2023, NHNN chủ yếu hút ròng với khối lượng mỗi chu kỳ nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng.
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp điều tiết thanh khoản tiền đồng quá dư thừa trên hệ thống ngân hàng khi lãi suất qua đêm liên ngân hàng duy trì ở mức rất thấp, khoảng 0,17%, theo số liệu mới nhất của NHNN.
Hỗ trợ mục tiêu đảm bảo ổn định tỷ giá trong xu thế tăng giá của đồng USD và lạm phát, qua đó tạo cơ sở và tiền đề để duy trì môi trường lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU tiếp tục duy trì môi trường lãi suất cao.
BSC cho rằng, ở giai đoạn hiện tại, công cụ hút ròng qua kênh tín phiếu khả năng sẽ là công cụ chính được NHNN sử dụng để điều tiết thị trường vì thế khối lượng hút ròng có thể sẽ tiếp tục tăng cho đến khi lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại và tỷ giá phần nào được điều chỉnh ổn định hơn.
Mặc dù vậy, nhóm phân tích cũng đánh giá hoạt động hút ròng bằng tín phiếu ở thời điểm hiện tại chủ yếu nhằm điều tiết và hỗ trợ thị trường, chưa phải là hoạt động mang hàm ý “đảo chiều chính sách” mà cần phải theo dõi và đánh giá thêm.
Ngân hàng Nhà nước hút ròng 94.000 tỷ đồng
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.