Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam

Mai Trang Thứ năm, 20/01/2022 - 14:36

Việt Nam tiếp tục là thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, khi tỷ lệ doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại đây dẫn đầu khu vực.

Theo kết quả khảo sát mới nhất từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), hơn 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được hỏi cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong vòng 1 – 2 năm tới, tăng tới 8,5 điểm so với năm ngoái.

Tỷ lệ này của Việt Nam đứng thứ tư trong các thị trường của doanh nghiệp Nhật, sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, và đứng đầu khu vực ASEAN.

Dù có những lo ngại liên quan đến cách ly xã hội kéo dài có thể khiến dòng FDI “quay đầu”, trên thực tế, chỉ có chưa đầy 2% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam dự tính thu hẹp và 0,3% muốn chuyển sang quốc gia, khu vực khác, thấp thứ hai sau Pakistan.

Tại buổi họp báo, trưởng đại diện văn phòng Jetro Hà Nội – ông Takeo Nakajima cho biết so với thời điểm trước Covid-19, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng suy giảm, nhưng đây là xu thế chung chứ không riêng gì Việt Nam.

Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng sản xuất luôn duy trì ở mức cao hơn mặt bằng khu vực ASEAN, với dữ liệu mới nhất ở mức gần 43%.

Đáng chú ý, sự mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy xu hướng dịch chuyển từ các mặt hàng đa năng sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực chế tạo. Các doanh nghiệp thuộc những khu vực phi chế tạo chú trọng nhiều đến vấn đề bán hàng tại Việt Nam – một giải pháp thích nghi với chuỗi cung ứng gián đoạn do dịch Covid-19.

Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam
Nguồn: Jetro.

Theo Jetro, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam nằm ở quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, chi phí nhân công rẻ. So với các nước ASEAN, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam cao hơn ở tính thị trường, chính trị - xã hội và chất lượng nhân viên cao.

Dù vậy, các doanh nghiệp được hỏi cho biết rủi ro lớn so với khu vực là thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, thiếu diện tích đất/ văn phòng.

Đơn cử, thời gian và chi phí thừa do các thủ tục khác nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Cùng với đó, mặc dù đã chuyển đổi chính sách để ứng phó với dịch bệnh, phản ứng của chính phủ đối với làn sóng dịch bệnh thứ tư đã làm tăng rủi ro đầu tư của Việt Nam.

Điểm số đánh giá của doanh nghiệp Nhật về hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính của Việt Nam ghi nhận mức tích cực thời gian trước dịch, nhưng đã suy giảm đáng kể trong hai năm 2020 và 2021.

Theo ông Takeo Nakajima, kết quả này có thể là bởi tác động của các quyết sách chống dịch. Về mặt dài hạn, doanh nghiệp kỳ vọng vào sự cải thiện.

Đại diện Jetro cũng cho biết thêm có gần 40 doanh nghiệp đang muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, trong chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của chính phủ Nhật Bản.

Phần lớn trong số này không phải doanh nghiệp mới, đã có mặt tại Việt Nam từ trước và muốn dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ nơi khác sang thị trường này.

Trước đó, trong buổi gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi cuối tháng 11 năm ngoái trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng, nhiều đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ kỳ vọng vào thị trường Việt Nam, dự kiến mở rộng kinh doanh, như Tập đoàn bán lẻ AEON, Fast Ratailing hay Tập đoàn năng lượng ENEOS.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết lũy kế đến nay, tổng FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Bất chấp Covid-19, FDI từ Nhật Bản vẫn “đổ bộ” Việt Nam, với số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu 2021 gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp Covid-19.

Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam, và sức hút từ nội tại của thị trường sôi động này.

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và sức hút nội tại của thị trường này.
Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và sức hút nội tại của thị trường này.
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  13 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  18 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  19 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  19 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  19 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.