Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thành công đưa Maersk Sealand về mở code và tăng container rỗng tại cảng Cái Cui, Tân cảng Sài Gòn kỳ vọng tiếp tục đưa thêm các hãng tàu biển lớn tham gia mở code, cung cấp container rỗng, đưa cảng Cái Cui trở thành “chợ container rỗng” của khu vực.
Là vựa nông sản lớn nhất của Việt Nam, tính trung bình mỗi năm, đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 17 – 18 triệu tấn hàng xuất khẩu. Đa số trong đó là trái cây, lúa gạo và thủy hải sản, những mặt hàng đặc biệt cần có hệ thống kho lưu trữ đạt chuẩn, hệ thống vận chuyển thông suốt để đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, logistics lại là “nỗi đau” của miền Tây. Tính toàn vùng đất Chín Rồng rộng lớn với 13 tỉnh, thành phố nhưng đến hết năm 2021 chỉ có khoảng 50km đường cao tốc, tức chỉ bằng một nửa của tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống kho bãi, cảng biển cũng lạc hậu, yếu kém, do đó đa số hàng hóa phải chuyển lên cảng miền Đông để xuất khẩu.
Thành phố Cần Thơ được kỳ vọng trở thành trung tâm chế biến nông sản và trung tâm logistics toàn vùng nhưng sản lượng hàng xuất khẩu làm thủ tục thông quan qua Cục hải quan Cần Thơ chỉ khoảng trên dưới 500 nghìn tấn, một con số quá ít ỏi so với tổng lượng hàng xuất khẩu của miền Tây.
Nhìn thấy sự yếu kém của hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) đã tiên phong hợp tác với địa phương cũng như một số doanh nghiệp khác để đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, nổi bật trong đó là Tân cảng Cái Cui.
Theo ông Đặng Anh Diệp, Phó giám đốc chi nhánh Tân cảng đồng bằng sông Cửu Long, tính đến thời điểm hiện tại, Tân cảng Cái Cui là cảng biển lớn và hiện đại nhất trong khu vực, với 180m cầu cảng, dự kiến đón được tàu biển tải trọng 200 nghìn tấn, cùng 6.000m2 kho, 5ha bãi và nhiều trang thiết bị hiện đại.
Tân cảng Cái Cui được đầu tư xây dựng và khánh thành vào năm 2016 với ý đồ của SNP là đón đầu tuyến đường Kinh Quan – Chánh Bố – Lạch An. Tuy tuyến đường thủy này nhanh chóng bị bồi lắng nên chưa phát huy được giá trị nhưng hoạt động đầu tư của SNP vẫn tiếp tục được triển khai mạnh mẽ.
Không chỉ Tân cảng Cái Cui, SNP còn đầu tư mạnh vào hệ thống 6 tân cảng ở miền Tây, bao gồm Tân cảng Cái Cui, Thốt Nốt tại Cần Thơ; Tân cảng Cao Lãnh, Sa Đéc tại Đồng Tháp; Tân cảng Giao Long tại Bến Tre và Tân cảng Hòn Trong tại Kiên Giang, với phương châm “mang cảng đến chân hàng”.
“Hệ thống tân cảng tại miền Tây là mạng lưới liên hoàn phục vụ khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Diệp cho biết.
Cùng với việc triển khai đầu tư hạ tầng cảng biển, nhiều dịch vụ được SNP triển khai quyết liệt như hệ thống sà lan kết nối với TP.HCM; kết nối dịch vụ vận chuyển “door to door” (từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng) đi cảng Phrom Penh, cảng Sihanouk ở Campuchia, đến đầu năm 2022 tiếp tục triển khai thành công “door to door” đi Lào.
Nhờ những dịch vụ này, trong năm 2021, hệ thống tân cảng có mức tăng trưởng tương đối khả quan, trong khi các cảng khác tăng trưởng tương đối thấp, chỉ tương đương với năm 2020.
Năm 2023 là năm bản lề cho logistics miền Tây
Từ tháng 7/2021, hãng tàu Maersk Sealand đã chính thức mở code, triển khai dịch vụ cung cấp container rỗng tại Tân cảng Cái Cui, giải quyết phần nào bài toán “thiếu container rỗng” vốn là nút thắt cho sự phát triển dịch vụ cảng biển ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Diệp kỳ vọng, sắp tới không chỉ Maersk mà nhiều hãng tàu lớn khác như Evergreen, Cosco… sẽ về Tân cảng Cái Cui để mở code và cung cấp container rỗng. Nỗ lực thu hút các hãng tàu tham gia cung ứng dịch vụ, SNP cho biết đang đặt ra mục tiêu biến Tân cảng Cái Cui, biến Cần Thơ trở thành “chợ container rỗng”, thành trạm trung chuyển của khu vực.
Logistics miền Tây sẽ phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tới
Mục tiêu này càng trở nên rõ ràng hơn nếu tuyến đường thủy sông Hậu được khai thông. “Theo thông tin tôi có được, anh Sáu Trường - ông Trần Việt Trường, Chủ tịch thành phố Cần Thơ - rất quyết tâm khơi thông tuyến đường thủy này”, Giám đốc SNP miền Tây cho biết.
Dự kiến trong năm 2022, tuyến đường thủy sông Hậu sẽ được khơi thông. Nếu hoàn thành đúng tiến độ, cùng với việc triển khai đầu tư, cung ứng dịch vụ quyết liệt của SNP, ông Diệp khẳng định năm 2023 sẽ trở thành năm bản lề của logistics miền Tây.
Là đơn vị tiên phong “đưa tàu feeder, đưa tuyến nội Á về đồng bằng sông Cửu Long”, SNP vấp phải không ít thách thức, trong đó đặc biệt phải kể đến thói quen vận tải, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp miền Tây khi vẫn chủ yếu chuyển hàng lên các cảng ở miền Đông Nam Bộ để thực hiện đăng ký thông quan, xuất hàng.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Đinh Xuân Khánh, Giám đốc Công ty Vận tải thủy Tân cảng, cho biết, SNP đã triển khai nhiều giải pháp như đóng hàng ngay tại kho; hỗ trợ chở hàng từ kho đến cảng; triển khai công nhân xếp dỡ, đóng hàng trực tiếp tại cảng...
Dịch vụ “taxi đường thủy” được báo chí ca ngợi nhiều trong thời gian qua cũng được SNP triển khai khoảng 10 năm nay. Ông Khánh lấy ví dụ, tất cả các vựa gạo, đại lý gạo ở miền Tây, đằng trước là cửa hàng bán gạo, còn ở phía đằng sau luôn có các ghe của SNP đến để nhận gạo đi lưu kho, đóng hàng.
Triển khai nhiều giải pháp thực sự quyết liệt với mục tiêu cởi bỏ nút thắt về logistics cho vùng đất Chín Rồng, SNP cũng kỳ vọng nhận được sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ cộng đồng doanh nghiệp logistics và sự tin tưởng, ủng hộ từ phía doanh nghiệp chủ hàng. Đây là những nền móng quan trọng để miền Tây bứt phá.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.