Doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh ảm đạm các ông lớn ngành xây dựng
Làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh đang khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn để đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra trong năm nay.

Công ty Xây dựng Coteccons công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần giảm 36%, lợi nhuận sau thuế giảm 71% cùng kỳ, lần lượt còn 2.550 tỷ đồng và 44,9 tỷ đồng. Đây là quý có lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm gần nhất của doanh nghiệp xây dựng lớn nhất cả nước.
Không chỉ doanh thu sụt giảm mạnh, biên lợi nhuận gộp quý này của Coteccons chỉ còn 5,3%, thấp hơn đáng kể so với mức 6,1% của doanh nghiệp xây dựng cùng ngành - Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Coteccons đạt 5.119 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 32% và 65% cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, công ty mới hoàn thành gần 1/3 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Những cam kết chuyển mình và kế hoạch phát triển của Coteccons sau khi thay đổi ban lãnh đạo gặp trở ngại lớn bởi dịch Covid-19 và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh. Do đó, công ty chưa mở rộng đầu tư mà quay trở lại với chiến lược an toàn tích lũy tiền mặt.
Tính đến 30/6, Coteccons có 3.667 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, tăng 8% so với đầu năm. Công ty vẫn không có vay nợ tài chính và tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh nhất trên sàn chứng khoán.
Cùng chung tình cảnh, Công ty Đầu tư Xây dựng Ricons đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 với doanh thu thuần đạt 1.826 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp giảm 27% so với cùng kỳ xuống còn 70 tỷ đồng. Ngoài áp lực chi phí nguyên vật liệu, các chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng vọt 49% lên mức hơn 42 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2 ghi nhận giảm 44% xuống còn hơn 33 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Ricons đạt 3.042 tỷ đồng doanh thu thuần. Khấu trừ chi phí, công ty báo lãi ròng giảm 38% xuống còn xấp xỉ 57 tỷ đồng.
Một ông lớn khác trong ngành xây dựng là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng có kết quả kinh doanh kém tích cực trong nửa đầu năm 2021.
Trong quý 2, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.179,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp là 195 tỷ đồng giảm 16,7%. Bên cạnh đó, công ty ghi nhận lỗ 25,1 tỷ đồng trong hoạt động tài chính.
Kinh doanh không khả quan, Hòa Bình ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhờ lãi từ hoạt động khác. Các khoản thu nhập khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại giảm giúp Hòa Bình báo lãi 58,4 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 5.442,6 tỷ đồng, đi ngang. Lợi nhuận sau thuế là 67,4 tỷ đồng. Dù đã cải thiện hơn so với năm 2020, song sau 6 tháng, công ty mới hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 28,9% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến ngày 30/6, các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị 11.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,3% so với đầu kỳ và chiếm 68% tổng tài sản. Hòa Bình tiếp tục duy trì các khoản nợ vay ngắn hạn là 4.398 tỷ đồng còn nợ vay dài hạn là 140 tỷ đồng.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng thầu nhiều dự án mới
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Du lịch Diên Khánh, có thể bạn chưa biết?
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).