Tiêu điểm
Khai thác hiệu quả nguồn đầu tư từ người Việt ở nước ngoài
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp là do hoạt động xúc tiến đầu tư đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài chưa được đẩy mạnh, thông tin hai chiều chưa thông suốt và thường xuyên.

Trong những năm gần đây, người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước nguồn tài chính rất đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng.
Bà Mã Thị Kim Đào, Phó giám đốc phụ trách xúc tiến đầu tư của Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, mặc dù trong điều kiện đại dịch Covid ảnh hưởng toàn cầu nhưng tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2021 vẫn ước tính khoảng 18 tỷ USD.
Tuy nhiên, nguồn tài chính này chưa phát huy hết hiệu quả. Hàng tỷ USD được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng chưa “đúng chỗ”, chưa “trúng chỗ”. Hiệu quả đầu tư chưa đạt được kết quả mong muốn và còn một số nhà đầu tư chưa thật sự hài lòng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp là do hoạt động xúc tiến đầu tư đối với người Việt ở nước ngoài chưa được đẩy mạnh, thông tin hai chiều chưa thông suốt và thường xuyên.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam làm ăn có hiệu quả nhưng hạn chế về vốn, chưa có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong khi người Việt ở nước ngoài muốn đầu tư về nước lại thiếu thông tin cần thiết để ra quyết định.
Theo bà Đào, song song với các chương trình xúc tiến đầu tư từ phía Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành và địa phương, việc xúc tiến đầu tư do các tổ chức xã hội thực hiện cũng rất quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế vào đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
.jpg)
Trước bối cảnh đó, diễn đàn hỗ trợ đầu tư cho người Việt Nam chính thức được ra mắt ngày 14/1. Diễn đàn sẽ là nơi hội tụ, là nhịp cầu kết nối của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, tìm ra tiếng nói chung và cùng đầu tư phát triển vì một đất nước Việt Nam thịnh vượng.
Mục tiêu nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho quá trình đầu tư vào Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời, tăng các giá trị nhận được cho nhà đầu tư và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển.
Bên cạnh đó, việc xúc tiến đầu tư cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư và doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, gắn kết với quá trình đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ hiện đại cho Việt Nam, đồng thời gắn sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua diễn đàn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân trong nước hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư và doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc thành lập các công ty cổ phần có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia cổ đông hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh sẽ được khuyến khích. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đồng thời chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam cũng sẽ được thúc đẩy.
Ba giải pháp quan trọng đã được đưa ra để công tác xúc tiến đầu tư được triển khai một cách hiệu quả nhằm khai thác và phát huy đầu tư của người Việt ở nước ngoài.
Một là cung cấp thông tin hai chiều cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Cụ thể, thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài các nhóm thông tin về: kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư; các chương trình, dự án (chủ đầu tư, địa điểm, mục tiêu, qui mô, tiến độ, nhu cầu công nghệ, tổng mức đầu tư, phương án kinh doanh, đánh giá hiệu quả đầu tư...); nhu cầu cụ thể của chủ đầu tư về hợp tác đầu tư tài chính.
Các đơn vị liên quan sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước có dự án kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài thông tin về: các đối tác hợp tác đầu tư, nguồn tài chính, hỗ trợ công nghệ từ nước ngoài, nguyện vọng, ước muốn của bà con người Việt ở nước ngoài về đầu tư về quê hương, đất nước.
Hai là giải pháp về cơ cấu tổ chức, trong đó, hình thành ban xúc tiến đầu tư, ban hỗ trợ thẩm định, đánh giá dự án, ban pháp chế hỗ trợ về pháp lý, ban truyền thông... Hoạt động xúc tiến đầu tư phải đảm bảo quá trình hợp tác đầu tư công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
Ba là kết nối, chia sẻ thông tin qua việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin.
“Vai trò của xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng là rất quan trọng. Hợp tác đầu tư phải mang lại lợi ích cho xã hội, cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác đầu tư”, bà Đào nói.
Tổ chức xúc tiến đầu tư: Lối mòn 'báo cáo tiềm năng' và 'xin danh thiếp'
Vốn đầu tư đổ vào startup Việt bất chấp Covid-19
Nguồn vốn chủ yếu đổ vào các lĩnh vực chủ chốt như: fintech, game, giáo dục, y tế, thương mại điện tử... Trong đó, fintech là lĩnh vực dẫn đầu về tổng giá trị thương vụ, với 2 thương vụ trị giá hơn 100 triệu USD.
Kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2022
Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý động thái tăng lãi suất ngân hàng của Mỹ.
Nguồn vốn khởi nghiệp Indonesia dịch chuyển về Việt Nam
"Chúng tôi cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể chậm hơn Indonesia 3-4 năm, nhưng khoảng cách có thể sớm được thu hẹp tương đối nhanh", đại diện quỹ East Ventures nhận định.
Doanh nghiệp cần được tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân hàng để đón 'sóng FDI'
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cần được tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân hàng để tận dựng những cơ hội lớn từ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại được ký kết.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.