Khởi nghiệp
Nguồn vốn khởi nghiệp Indonesia dịch chuyển về Việt Nam
"Chúng tôi cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể chậm hơn Indonesia 3-4 năm, nhưng khoảng cách có thể sớm được thu hẹp tương đối nhanh", đại diện quỹ East Ventures nhận định.
Startup Kỳ lân Kredivo của Indonesia hoạt động trong lĩnh vực BNPL (mua ngay, trả sau) vừa qua đã công bố bước chân vào thị trường Việt Nam bằng cách thành lập quan hệ đối tác với Công ty Phoenix Holdings có trụ sở tại Việt Nam.
Kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực BNPL của Kredivo tại Indonesia, cũng như mạng lưới sâu rộng tại địa phương và hiểu biết của Phoenix Holdings sẽ được Kredivo tận dụng hiệu quả nhằm khai phá thị trường tiềm năng.
CEO Kredivo - Valery Crottaz cho biết, Việt Nam là thị trường đầu tiên của startup này nằm ngoài Indonesia, là một thành tựu và cột mốc quan trọng khác của doanh nghiệp trong năm nay.
Lãnh đạo Kredivo đánh giá, Việt Nam là một lựa chọn hợp lý do tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng trong nước thấp và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh; thị trường TMĐT phát triển nhanh chóng; và sự tương đồng về mô hình nhân khẩu học và tiêu dùng ở Indonesia.

Đại diện Phoenix Holdings cho rằng, việc hợp tác với Kredivo đến rất tự nhiên và có ý nghĩa rất lớn đối với cả hai bên. Phoenix Holdings có sự hiểu biết sâu rộng và mạng lưới rộng khắp Việt Nam trong khi Kredivo là nền tảng BNPL hàng đầu tại Indonesia và sẵn sàng trở thành nền tảng BNPL hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Tương tự, East Ventures, chi nhánh đầu tư mạo hiểm của Gojek, cũng tham gia vào vòng gọi vốn 2,7 triệu USD của công ty khởi nghiệp truyền thông kỹ thuật số Việt Nam Vietcetera vào cuối tháng 8.
Melisa Irene, đối tác tại East Ventures, đã chia sẻ: "Đây là khoản đầu tư thứ tư của chúng tôi vào Việt Nam, sau CirCo vào năm 2018, Sendo vào năm 2019 và Kim An vào năm 2020. Trong khi đầu tư chủ yếu của quỹ của chúng tôi là ở Indonesia, chúng tôi cũng xem xét các cơ hội ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á".
Irene cho biết thêm: "Tại Việt Nam, chúng tôi đang tìm kiếm các hạng mục như không gian làm việc chung, cho vay, thương mại và truyền thông".
Vị lãnh đạo nhấn mạnh rằng Việt Nam có dân số lớn thứ hai sau Indonesia trong khu vực ASEAN, với nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, khiến nước này trở thành một điểm đến hấp dẫn để mở rộng khu vực. Hơn nữa, Việt Nam được công nhận trên toàn cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật mạnh.

Trên thực tế, Kredivo và East Ventures chỉ theo sau một loạt các công ty khởi nghiệp Indonesia đã đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây. Gojek, công ty kỳ lân đầu tiên của Indonesia, đã là một thương hiệu quen thuộc trên khắp Việt Nam.
Vừa qua, công ty đã giới thiệu GoCar - dịch vụ gọi xe bốn bánh - tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ này hiện chỉ dành riêng cho nhân viên y tế tuyến đầu và sẽ được mở rộng để phục vụ công chúng vào cuối năm nay. Gojek cũng có kế hoạch triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trước khi hết năm 2021.
Một công ty kỳ lân khác của Indonesia là J&T Express cũng tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khổng lồ về giao hàng. Công ty có trụ sở tại Jakarta hiện có hơn 1.900 bưu cục và sử dụng khoảng 25.000 nhân viên trên toàn quốc.
Thực tế, những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Indonesia cho phép các công ty khởi nghiệp tìm thấy thành công và mở rộng quy mô ở cả hai thị trường.
Irene từ East Ventures lưu ý rằng cả hai khu vực đều có dân số trẻ khổng lồ và tỷ lệ sử dụng Internet tương đương nhau (70,3% ở Việt Nam và 73,7% ở Indonesia tính đến tháng 1 năm 2021).
Bên cạnh đó, dân số của hai quốc gia cũng có cấu trúc độ tuổi tương tự nhau với thanh niên chiếm hơn một nửa, với khoảng 55% ở Việt Nam và 70% ở Indonesia.
"Chúng tôi cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể chậm hơn Indonesia 3-4 năm, nhưng khoảng cách có thể sớm được thu hẹp tương đối nhanh", bà lưu ý.
Pharmacity tăng tốc mở điểm trong đại dịch
Startup hồi sinh sàn Leflair muốn IPO tại Mỹ
Society Pass đã đệ trình hồ sơ cáo bạch để IPO trên sàn Nasdaq hồi tháng 7/2021, với mong muốn kêu gọi số tiền 30 triệu USD.
Startup hóa đơn điện tử Bizzi huy động 3 triệu USD
Bizzi là startup đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp tự động hóa xử lý hóa đơn thông qua ứng dụng AI và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA).
Startup giúp doanh nghiệp khôi phục sau đại dịch
Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường do dịch bệnh Covid-19. 45% người đứng đầu doanh nghiệp cho biết mối lo ngại lớn nhất của họ không phải tài chính, mà là tinh thần của nhân sự.
Truyền thông cho công nghệ tiên phong
Vai trò của truyền thông không chỉ đơn giản là giới thiệu mà quan trong là kiến tạo thị trường và môi trường để các startup có sức sống, sự động viên khuyến khích, đặt nền móng cho khách hàng và người dùng trong tương lai.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.