Tiêu điểm
‘Khám’ sức khỏe liêm chính của doanh nghiệp
Chỉ số Kinh doanh liêm chính Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tiệm cận gần hơn với tiêu chuẩn kinh doanh minh bạch, liêm chính của quốc tế; cũng như không còn mơ hồ, lúng túng trong việc lồng ghép tính liêm chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ số Kinh doanh liêm chính Việt Nam (VBII) được xây dựng dựa trên bảy yếu tố cần thiết để xây dựng và vận hành một doanh nghiệp dựa trên tính liêm chính, bao gồm văn hóa (cam kết từ lãnh đạo, quản lý, nhân viên, đào tạo); quy tắc ứng xử, kiểm soát, giao tiếp, ứng xử (nhân viên và bình đẳng giới/bao trùm, cộng đồng, xã hội, môi trường và phát triển bền vững); tuân thủ và chứng nhận đạt chuẩn.
Chỉ số này được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) giới thiệu mới đây, và được xem là một công cụ đánh giá mức độ thực hiện liêm chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
VBII được khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc mọi quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực và cơ cấu, công ty niêm yết, công ty tư nhân trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hay công ty có vốn Nhà nước.
Ông Mai Tiến Dũng: 'Công khai minh bạch thì chi phí lót tay sẽ giảm rất nhiều'
Nói cách khác, bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm đến kinh doanh liêm chính và coi tính liêm chính trong kinh doanh là nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của doanh nghiệp đều có thể sử dụng chỉ số này.
Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự liêm chính là những yếu tố chính để xác định quản trị tốt, và khẳng định sự tồn tại của môi trường kinh doanh công bằng ở bất kỳ quốc gia nào.
Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều các nhà đầu tư và người tiêu dùng quan tâm đến tầm quan trọng của quản trị tốt.
Điều này được phản ánh trong việc các chính phủ và sàn giao dịch chứng khoán khuyến khích các doanh nghiệp báo cáo về hoạt động phi tài chính của họ. Một ví dụ về xu hướng này là Chỉ thị thẩm định tính bền vững doanh nghiệp của Liên minh Châu Âu, cũng như các luật liên quan của EU và các thành viên EU.
Việc công khai thông tin ngoài việc mang tính chất quan trọng, cần phải được tin tưởng là chính xác và công bằng.
Để Việt Nam tiếp tục thu hút được các khoản đầu tư có chất lượng, mức độ tham nhũng thấp và nâng cao mức độ minh bạch là rất quan trọng. Trong đó, ứng xử của các doanh nghiệp có thể là một yếu tố có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới mức độ tham nhũng trong nước.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia thăng hạng trong Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế, tăng 26 bậc trên toàn cầu (từ 113 năm 2017 lên 87 năm 2021). Theo Chỉ số Pháp quyền của Dự án Tư pháp thế giới, Việt Nam là một ngoại lệ trong số các nước ASEAN khi tăng thứ hạng lên vị trí 88.
Tuy nhiên, thực trạng chỉ ra rằng tham nhũng vẫn dễ dàng xảy ra ở một số lĩnh vực nhất định.
Một báo cáo khảo sát doanh nghiệp do VCCI và UNDP công bố tháng 6 vừa qua cho thấy ít nhất 1 trong số 3 doanh nghiệp tham gia mua sắm công ghi nhận các khoản thanh toán không chính thức nhằm giành được hợp đồng Chính phủ.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là văn hóa hoa hồng hoặc các khoản thanh toán không chính thức đã trở thành quen thuộc đến mức các doanh nghiệp sẵn sàng trả ngay cả khi không ai yêu cầu.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo công bố chỉ số mới đây, Phó đại diện thường trú của UNDP Patrick Haverman, đánh giá VBII là một công cụ nếu được các doanh nghiệp sử dụng một cách trung thực và minh bạch, sẽ góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của đất nước, tạo dựng niềm tin dựa trên dữ liệu và thông tin, thu hút đầu tư, tạo ra của cải và cải thiện cuộc sống cho người dân.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không thể thúc đẩy sự liêm chính trong kinh doanh một cách đơn độc. Nó là một phần không thể thiếu của hành vi kinh doanh có trách nhiệm. Do đó, sự liêm chính trong kinh doanh đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện”.
“Để tạo ra sự liêm chính, môi trường làm việc, người lao động, chuỗi cung ứng, các Cơ quan Chính phủ, người tiêu dùng, cộng đồng với tư cách là các bên liên quan phải được tôn trọng. Các doanh nghiệp cần phải đạt được lợi nhuận bằng cách cải thiện môi trường hoạt động và đáp ứng các kỳ vọng tối thiểu của các bên liên quan”.
Ông cho biết thêm khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, các công ty quốc tế sẽ xem sự tôn trọng của các quốc gia đối với hành vi kinh doanh có trách nhiệm, quản trị tốt và pháp quyền là những yếu tố quan trọng.
Bí quyết kinh doanh liêm chính và quản trị hiệu quả thời khủng hoảng
Các chính sách về công bố, minh bạch và liêm chính của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến mức độ liêm chính của doanh nghiệp trên thị trường.
Trên thực tế, các doanh nghiệp ngày càng nhận ra giá trị và lợi ích của sự liêm chính trong kinh doanh. Kinh nghiệm từ nhiều doanh nghiệp đặt tính liêm chính trong kinh doanh lên hàng đầu cho thấy họ được hưởng lợi từ sự quan tâm và đánh giá cao của các nhà đầu tư, nhà cung cấp, người mua và khách hàng.
Đây là một lợi thế đã được chứng minh rõ ràng cho những công ty muốn tiếp cận thị trường quốc tế, và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Phát triển bền vững không còn là một sự lựa chọn giữa “có” và “không”, mà đã trở thành sự sống còn, là cách duy nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai”, Phó chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Ông đánh giá Chỉ số kinh doanh liêm chính do VCCI phối hợp với UNDP thực hiện và giới thiệu là một bước tiến mới để đưa doanh nghiệp Việt Nam tiệm cận gần hơn với tiêu chuẩn kinh doanh minh bạch, liêm chính của quốc tế; cũng như giúp doanh nghiệp không còn mơ hồ, lúng túng trong việc lồng ghép tính liêm chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
VBII được xây dựng dưới hỗ trợ của dự án FairBiz, một sáng kiến cấp khu vực của UNDP do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế ASEAN, nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng ở sáu quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
UNDP cam kết nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao tính liêm chính trong kinh doanh, cũng như hỗ trợ VCCI sử dụng và cải tiến công cụ này. Thúc đẩy minh bạch và liêm chính tiếp tục là trọng tâm của Văn kiện Chương trình quốc gia của UNDP cho Việt Nam (2022 – 2026).
Nội bộ không minh bạch thì khó cải cách với bên ngoài
TS. Nguyễn Phương Bắc: 'Doanh nghiệp minh bạch sẽ tận dụng tốt hơn những cải cách'
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh về tầm quan trọng của quản trị đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
TS. Lê Đăng Doanh: Chi tiêu thường xuyên hiện không minh bạch và không kỷ luật
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu không có giải pháp tái cơ cấu chi tiêu thường xuyên như hiện nay Việt Nam sẽ gặp sức ép rất lớn khi nguồn thu từ thuế sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn do thực hiện yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do.
CEO ngân hàng Nhật: Việt Nam cần minh bạch doanh nghiệp để thúc đẩy cổ phần hóa
"Cải cách DNNN là đặc biệt quan trọng và sẽ là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam".
Nhiều nhà đầu tư Nhật e ngại luật pháp Việt Nam vẫn còn 'thiếu minh bạch'
Theo JETRO, vẫn có tới 40% doanh nghiệp Nhật băn khoăn tới vấn đề “chế độ luật pháp chưa hoàn thiện, thực thi luật pháp thiếu minh bạch, thủ tục hành chính -cấp phép- phiền hà”.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm
Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững
Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.
VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.