Khó khăn của BIDV

Trần Anh Thứ năm, 07/05/2020 - 16:09

Báo cáo tài chính gần nhất của BIDV cho thấy tổng tài sản của ngân hàng suy giảm, tiền gửi khách hàng và quy mô tín dụng đều thấp hơn cuối năm ngoái.

Báo cáo tài chính quý 1 của ngân hàng BIDV ghi nhận các chỉ số tài chính có phần kém tích cực so với cuối năm ngoái. Cụ thể, Kho bạc Nhà nước đã rút ra hơn 40.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn khỏi BIDV, khiến tổng tài sản giảm hơn 3% so với thời điểm cuối năm 2019, xuống còn 1,44 triệu tỷ đồng.

Cùng với đó, tiền gửi của khách hàng trong kỳ cũng giảm hơn 4.000 tỷ đồng, xuống còn 1,1 triệu tỷ đồng so với mức 1,14 triệu tỷ đồng hồi đầu năm.

Trong khi huy động tiền gửi suy giảm, tín dụng của BIDV cũng tăng trưởng âm. Cho vay khách hàng trong kỳ đạt 1.105 tỷ đồng, giảm 1,2% so với cuối năm 2019. Hồi tháng 2, ban lãnh đạo của ngân hàng cho biết do diễn biến kém tích cực từ đầu năm 2020 bởi dịch Covid-19, BIDV có khả năng điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2020 nếu tình hình dịch trở nên xấu hơn sau quý 1/2020.

Hiện tại, BIDV đăng ký 120 nghìn tỷ đồng các gói tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp bị ảnh bởi dịch Covid-19. Ngân hàng ước tính có xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng dư nợ nằm trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch.

Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức 1,75% cùng với việc đã mua lại hết trái phiếu của VAMC cho thấy nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu của BIDV. Cuối năm 2019, BIDV ghi nhận 9.300  tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt VAMC, trong đó 6.300 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng và xấp xỉ 1.000 tỷ đồng đã được xử lý.

Khoảng 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC còn lại đã được mua lại trong 2 tháng đầu năm 2020. Được biết, khoản này đã được chuyển trở lại thành khoản vay cho khách hàng trong bảng cân đối kế toán với phân loại nợ nhóm 5 và chờ xử lý.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 2 của BIDV vẫn ở mức cao, hơn 25.000 tỷ đồng, tương đương 2,26% tổng dư nợ. Mặc dù BIDV đã nỗ lực thu hẹp quy mô nợ nhóm 2 trong vài năm trở lại đây song vẫn đang trong nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng.

Theo Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), hoạt động thu hồi các khoản nợ xấu trước đây sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận cho lợi nhuận ngoài lãi của BIDV. Ngân hàng đã bắt đầu chủ động xử lý nợ nội bảng từ năm 2017 và ghi nhận tổng cộng 43 nghìn tỷ đồng (không tính VAMC) trong giai đoạn 2017-2019. 

Trong bối cảnh mức cơ sở lớn của tài sản thế chấp trong giai đoạn xử lý, VCSC tin rằng thu nhập từ thu hồi nợ xấu sẽ đạt mức đáng kể trong vài năm tới và đóng góp khoảng 50% cho lợi nhuận ngoài lãi cho BIDV.

Đáng chú ý, nhóm tài sản rủi có vấn đề của BIDV cũng tăng mạnh. Tài sản có khác trong quý 1 đạt 28.103 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi phải thu lên 14.501 tỷ đồng, tăng 13%. 

Lãi phải thu cũng là “gót chân Asin” của BIDV nhiều năm qua. Kể từ năm 2017, lãi dự thu của BIDV không ngừng phình ra, từ mức 8.400 tỷ đồng lên 14.500 tỷ đồng.

Trong quý vừa qua, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV tăng mạnh, lên 6.040 tỷ đồng, khiến lợi nhuận BIDV còn 1.444 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi phát hành vốn cho nhà đầu tư chiến lược KEB Hana Bank, trong năm 2020, BIDV tiếp tục với kế hoạch tăng vốn bổ sung. Kế hoạch tăng vốn điều lệ cho năm 2020 bao gồm phát hành 281,5 triệu cổ phiếu (7% vốn điều lệ năm 2019) bằng sử dụng lợi nhuận chưa phân phối 2019 để thanh toán cổ tức cổ phiếu và phát hành 341,5 triệu cổ phiếu mới (8,5% vốn điều lệ 2019) thông qua phát hành đại chúng/riêng lẻ.

Khung thời gian dự kiến là trong nửa cuối 2020 sau khi nhận được phê duyệt từ cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, ban lãnh đạo của BIDV cũng kỳ vọng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 40.000 tỷ đồng, trong đó 20.000 tỷ đồng sẽ là vốn tương đương vốn cấp 2.

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Kenton Node

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Kenton Node

Tài chính -  4 năm
Sau hơn 10 năm xây dựng với 2 lần khởi công, dự án Kenton Node cuối cùng đã bị ngân hàng phát mãi.
BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Kenton Node

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Kenton Node

Tài chính -  4 năm
Sau hơn 10 năm xây dựng với 2 lần khởi công, dự án Kenton Node cuối cùng đã bị ngân hàng phát mãi.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  13 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  16 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?