Tiêu điểm
Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Tại trụ sở Chính phủ ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong khuôn khổ hội nghị mang chủ đề “Doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng”.
Đây là dịp để các doanh nghiệp nhà nước lớn nêu rõ các khó khăn, thách thức và kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu Chính phủ nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
Về chuyển đổi số, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng nhấn mạnh: để Nghị quyết 57 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thật sự đi vào cuộc sống, cần bám sát ba trụ cột gồm chính quyền số thông minh, xã hội số và kinh tế số. Đây là cơ sở để tạo điều kiện cho chuyển đổi số tại từng doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Viettel.

Ông đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất là cần xây dựng quy trình và thể chế phù hợp với môi trường số, tức là phải xây dựng quy trình, văn bản quy phạm pháp lý và thể chế kèm theo.
Thứ hai, phải tạo đột phá trong lĩnh vực dữ liệu. Việc phân loại, chỉnh lý và số hóa tài liệu của các bộ, ngành, địa phương phải được triển khai đồng bộ, có phương pháp.
Thứ ba là đầu tư cho hạ tầng số: tốc độ kết nối, khả năng lưu trữ, tính toán và hệ thống thiết bị đầu cuối phải đạt chuẩn an toàn, hiệu quả.
Thứ tư, các nền tảng số khi đã xây dựng xong cần phải đưa vào vận hành thực chất, không chỉ dừng lại ở mô hình thử nghiệm. Điều này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các đơn vị và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.
Thứ năm là bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, bảo đảm không bị rò rỉ, thất thoát, lấy cắp thông tin.
Cuối cùng là yếu tố con người. Khi công cụ và nền tảng đã sẵn sàng, điều quan trọng còn lại là thay đổi tư duy và nâng cao năng lực số cho bộ phận các công chức, viên chức.

Là một doanh nghiệp trọng điểm trong ngành năng lượng, Petrovietnam cho biết đang chịu nhiều tác động từ chính sách toàn cầu, đặc biệt là thuế quan, tỷ giá và lãi suất.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, dù đối mặt với khó khăn, tập đoàn vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm nay. Petrovietnam tập trung vào ba hướng: xây dựng kịch bản linh hoạt để quản trị rủi ro, mở rộng và tái cơ cấu thị trường, và kiểm soát tài chính chặt chẽ trong quản trị danh mục đầu tư.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm nay, gần như mỗi tháng Petrovietnam sẽ đưa một công trình vào vận hành thương mại. Trong đó, đáng chú ý là các dự án Đại Hùng 3, Nhơn Trạch 3 và 4, Kình Ngư Trắng… Những dự án này được kỳ vọng sẽ giúp cho tập đoàn giữ được nhịp tăng trưởng.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn, Petrovietnam kiến nghị ba nội dung. Thứ nhất, Chính phủ cần xem xét lại chính sách thuế tài nguyên, đặc biệt với tài nguyên khí, để có thể thúc đẩy các dự án lớn vào khai thác.
Thứ hai, mô hình hoạt động Petrovietnam theo chuỗi giá trị về hệ sinh thái, do đó, ông Hùng kiến nghị Chính phủ cho phép tập đoàn được chỉ định cho các đơn vị trong tập đoàn thực hiện các công việc của tập đoàn, thay vì đấu thầu như hiện nay, tốn rất nhiều thời gian.
Thứ ba, kiến nghị cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được tài trợ các dự án lớn sử dụng công nghệ nước ngoài mà Petrovietnam đang triển khai.

Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam cũng lên tiếng về khó khăn trong việc xin quyền khai thác. Chủ tịch HĐTV Ngô Hoàng Ngân đề nghị sớm được cho phép thực hiện không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ đồng, xin quyền tạm thời với mỏ Lào Cai và mỏ boxit ở Lâm Đồng, Đắk Nông, nhằm đảm bảo tiến độ theo đúng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030.
Hiện nay các nhà máy đang hoạt động, nếu không được mở rộng, không được gia hạn hoặc không được cho phép quyền thì sẽ không đảm bảo được vấn đề phát triển và tăng trưởng của tập đoàn.

Về phía Becamex IDC, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Thuận kiến nghị gia hạn thời gian giảm tỷ lệ vốn nhà nước theo Quyết định 426, do kế hoạch IPO bị hoãn vì điều kiện thị trường tài chính toàn cầu bất lợi. Becamex cho biết sẽ triển khai lại việc tăng vốn khi thị trường thuận lợi hơn, hướng tới mục tiêu trở thành tổng công ty có vốn hóa lớn.
Ngành đường sắt, thông qua kiến nghị của Tổng giám đốc Hoàng Gia Khánh, đề xuất tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai, đặc biệt với khu đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), và mong muốn được bố trí nguồn vốn đầu tư công để sửa chữa, cải tạo các công trình xung yếu trên mạng lưới đường sắt quốc gia.
Bên cạnh đó, kiến nghị các địa phương bố trí vốn triển khai Đề án 358 về
đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục
giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng.
Chính sách 'luồng xanh' và đầu tư công: Động lực tăng trưởng 2025
Thủ tướng: Dù dày vốn, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa sử dụng hiệu quả
Với tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.
Chủ tịch Vietcombank: Doanh nghiệp nhà nước cần có cơ chế cấp vốn thuận lợi như FDI
Nhận thấy chênh lệch trong cơ chế cấp vốn, Chủ tịch Vietcombank đề xuất tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước tiếp cận tín dụng thuận lợi như khu vực FDI.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.