Xuất siêu 3 tỷ USD trong 4 tháng chống Covid-19
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 163 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước,
Việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản nguy cơ lỡ hẹn trong vụ thu hoạch vải năm 2020 do dịch Covid-19.
Bộ Công thương vừa gửi văn bản cho Sở Công thương hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang về việc xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản.
Theo đó, bộ này thông báo phía Nhật Bản (MAFF) chưa thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam, do tác động của dịch Covid-19.
Do vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Công thương đã đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Nhật thuyết phục MAFF có giải pháp khác thay cho việc cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng.
Chẳng hạn, có thể tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện công việc này hoặc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kiểm tra từ xa, kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tác động tới Bộ trưởng Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, đề nghị thúc đẩy MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu vải tươi vào Nhật Bản, phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản - ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19.
Trước đó, để chuẩn bị cho lô vải thiều tươi đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.
Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông vào tuần trước, dự kiến lô hàng xuất khẩu đầu tiên để chào hàng sẽ được thực hiện vào cuối tháng 5/2020. Đến thời điểm này, tỉnh đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, nên vải Việt Nam tập trung ở hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang cho năng suất cao và chất lượng cũng tốt hơn. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Dương Văn Thái khẳng định, quả vải thiều của tỉnh năm nay có chất lượng tốt nhất so với các năm trước.
Tỉnh Bắc Giang năm nay có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó, vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn, thu hoạch từ ngày 20/5 đến ngày 5/6; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn, thu hoạch từ ngày 10/6.
Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh là 15.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 163 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước,
Dù bà con tỉnh Bắc Giang đang phấn khởi vì vải thiều năm nay được giá do nguồn cung không đủ bán song rủi ro được mùa mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thương lái Trung Quốc như năm ngoái vẫn là một bài toán đau đầu cần đi tìm lời giải.
Từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cao và ổn định hơn những năm trước, dao động bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 70.000 đồng/kg.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, giá vải thiều sớm đầu vụ có giá bán cao nhất từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; loại có giá dưới 10.000 đồng/3kg là loại vải thiều mã xấu, quả nhỏ, bị sâu cuống, không được chăm sóc hoặc chăm sóc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.