Tiêu điểm
Gian truân hành trình nâng cao giá trị vải thiều Bắc Giang
Dù bà con tỉnh Bắc Giang đang phấn khởi vì vải thiều năm nay được giá do nguồn cung không đủ bán song rủi ro được mùa mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thương lái Trung Quốc như năm ngoái vẫn là một bài toán đau đầu cần đi tìm lời giải.
Ông Khánh, người dân của một hợp tác xã thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hối hả xếp những chùm vải thiều trĩu quả vào túi để bán cho khách tham quan triển lãm trong tuần lễ vải thiều Lục Ngạn 2019 tại Hà Nội.
Năm nay, không chỉ vải của những hợp tác xã được cấp chứng chỉ VietGAP như hợp tác xã của ông Khánh mà nhìn chung vải thiều Lục Ngạn có chất lượng, mẫu mã tốt hơn hẳn so với những năm trước.
Còn nhớ năm ngoái, hàng loạt tin đồn thất thiệt về việc người dân tỉnh Bắc Giang phải đổ vải xuống sông vì bị thương lái ép giá, chỉ 3.000 đồng/kg từng được tung ra gây hoang mang dư luận.
Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số 19 ra ngày 31/5/2018 của Bộ Công thương cũng cho thấy vải thiều tại tỉnh Bắc Giang bắt đầu vào vụ được bán với mức giá thấp do chất lượng vải không cao, đạt 7.000 - 14.000 đ/kg.
Dù tỉnh Bắc Giang bác bỏ thông tin này song trên thực tế, giá vải thiều năm ngoái giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước đó. Có những loại vải thiều mẫu mã xấu, quả nhỏ, bị sâu cuống, không được chăm sóc hoặc chăm sóc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật được bán với mức giá dưới 10.000 đồng/kg. Giá vải thiều sớm đầu vụ có giá bán cao nhất từ 30.000 - 45.000 đồng/kg, bình quân cũng chỉ khoảng 15.000 đồng.
Sang năm nay, giá vải thiều tăng mạnh khiến người dân vô cùng phấn khởi. Từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn cao và ổn định hơn những năm trước, dao động bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 70.000 đồng/kg.
Ở những thị trường tiêu thụ vải lớn ở Việt Nam như TP.HCM, giá vải thiều bán trên thị trường có những khi lên đến 150.000 đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân khiến giá vải tăng cao là do chất lượng, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với các năm trước. Ngoài ra, cung không đủ cầu, người dân hái vải không kịp cho tiêu thụ cũng có những tác động không nhỏ.
“Năm ngoái giá rẻ, nhiều người dân ở huyện Lục Ngạn chặt bỏ đi nhiều để trồng cam, trồng bưởi. Những ai có vải bán năm nay có khi phải xây được nhà tiền tỷ vì vải rất được giá dù mất mùa”, một doanh nghiệp ở huyện Lục Ngạn cho biết.
Dù phấn khởi là vậy nhưng đâu đó trong các gian hàng triển lãm vẫn có tiếng thở dài: “Mất mùa thì được giá thôi, đến khi được mùa rồi lại mất giá. Chẳng biết thế nào”.
Nâng cao giá trị quả vải
Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, quả vải Lục Ngạn hiện có mặt ở hơn 30 nước trên thế giới, chủ yếu dưới hình thức đông lạnh. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm đến 90% sản lượng xuất khẩu hàng năm.
Ông Hoàn lý giải, người tiêu dùng Trung Quốc từ lâu đã quen sử dụng trái vải trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, khoảng cách từ Lục Ngạn đến cửa khẩu Tân Thanh chỉ khoảng 100km nên chưa đầy 3 tiếng đồng hồ, vải Lục Ngạn đã đến được Trung Quốc. Đó cũng chính là lý do ông Hoàn khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Dù tiêu thụ lớn song từ tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc cũng khó tính hơn khi yêu cầu tất cả sản phẩm hoa quả của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường này phải được cấp mã số vùng trồng.
Ngoài ra, quả vải nhập khẩu vào nước này phải cắt cuống ngắn còn dưới 15 cm, bỏ lá, thùng đựng trái vải có chiều cao không quá 38 cm. Ngoài ra các thùng đựng vải có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu… Nếu doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu sẽ bị từ chối thông quan.
Tuy nhiên, chính những quy định khắt khe này không những không làm khó được bà con trồng vải Bắc Giang mà còn là yếu tố thúc đẩy bà con nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo danh sách của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), đã có khoảng 150 vùng trồng vải thiều của tỉnh Bắc Giang được cấp mã số vùng trồng, phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Riêng “thủ phù vải thiều” Lục Ngạn trong năm 2019 cũng đã được phía Trung Quốc cấp 36 mã số vùng trồng vải thiều Lục Ngạn tại 30 xã, bên cạnh 18 mã vùng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp cho 394 hộ sản xuất vải thiều tại 7 xã.
Cũng chính nhờ nỗ lực của chính quyền huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung trong việc tuyên truyền người trồng vải hái vải không để cuống dài, không để lá cũng như vận động các doanh nghiệp, cơ sở thu mua cam kết không trừ lùi cân mà tình trạng trừ lùi cân khi thu mua vải gây nhiều thiệt hại cũng đã có phần thuyên giảm trong những năm qua.
Ngoài ra, ông Hoàn cho biết toàn bộ sản phẩm vải của Lục Ngạn đã được xuất khẩu chính ngạch, phải có hợp đồng nên xoá bỏ được rủi ro thương lái Trung Quốc bất ngờ dừng thu mua của người dân.
Tuy nhiên, theo chị Đỗ Linh Nhâm, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm toàn cầu, dù 90% vải của Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu để phục vụ tiêu thụ nội địa do vải Việt Nam có giá tốt hơn, chất lượng cao hơn, song trên thị trường quốc tế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu.
Đó cũng là lý do 80% xuất khẩu của công ty này đi vào thị trường châu Âu, hầu như không xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài sản phẩm vải đông lạnh thì nhiều sản phẩm từ quả vải như cùi vải, nước ép vải cũng được đầu tư sản xuất.
Một trong những khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu vải đông lạnh sang các thị trường khác như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản là khoảng cách xa nên chi phí vận chuyển cao, do đó, nhiều doanh nghiệp cũng chưa mặn mà xuất khẩu sang các thị trường này.
Chị Nhâm cho biết, nếu vận chuyển bằng đường hàng không, chi phí cho mỗi cân vải có thể lên đến 3 USD/kg. Hiện nay Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm toàn cầu chủ yếu xuất khẩu theo đường biển vì chi phí rẻ hơn, tầm 50 USD/tấn.
Một khó khăn khác là Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản là những thị trường rất khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải qua chiếu xạ, yêu cầu cao về tiêu chuẩn nhà máy, chất lượng vùng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm.
Để giải quyết bài toán này, trong thời gian qua, Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm toàn cầu đã được hỗ trợ để đầu tư áp dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất thế giới của Israel, đưa các sản phẩm vải đông lạnh vào các thị trường khó tính nhất nhì thế giới. Đó cũng là cách để Bắc Giang nâng cao vị thế của những quả vải Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện công ty này đang phối hợp với người nông dân cấp giống, hướng dẫn trồng, cung cấp thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để đảm bảo sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn của những thị trường khó tính, đồng thời cam kết mua với mức giá tốt nhất và đồng hành trong thời gian dài.
Nhiều đối tác của Nhật Bản thậm chí còn hỗ trợ nhiệt tình trong việc cải thiện vùng nguyên liệu, hướng dẫn cách trồng, quản lý, cải thiện nhà máy để không bị xâm lấn vi sinh…
Tuy nhiên, đại diện công ty này cho biết cũng rất khó khăn khi làm việc với bà con trồng vải để nâng cao chất lượng quả vải do thương lái Trung Quốc thu mua làm nhiễu loạn thị trường.
Giá vải thiều Lục Ngạn tăng mạnh
Di sản Việt trong bài toán bảo tồn và khai thác
Quá nhiều đất ven biển quý giá được sử dụng cho các hoạt động phát triển dồn dập, dẫn đến nguy cơ biến Việt Nam trở thành điểm đến du lịch đại trà, EuroCham nhận định.
Du lịch mất đà tăng trưởng vì khách Trung Quốc
Sự phụ thuộc quá lớn vào khách du lịch Trung Quốc đang kéo đà tăng trưởng du lịch Việt Nam chậm lại đáng kể.
Thị trường ô tô Việt trong cuộc đua giảm giá
Hy vọng bán được những con xe nằm trong kho đã lâu khi sắp ra mắt phiên bản mới, đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt trước sự xuất hiện của những dòng xe cùng phân khúc cộng với thị trường ô tô Việt đang ở giai đoạn trầm lắng là những lý do khiến các đại lý đua nhau giảm giá.
Thực hư 10.000 đồng mua 3kg vải thiều Bắc Giang
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, giá vải thiều sớm đầu vụ có giá bán cao nhất từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; loại có giá dưới 10.000 đồng/3kg là loại vải thiều mã xấu, quả nhỏ, bị sâu cuống, không được chăm sóc hoặc chăm sóc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.