Xuất siêu 3 tỷ USD trong 4 tháng chống Covid-19
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 163 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước,
Việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản nguy cơ lỡ hẹn trong vụ thu hoạch vải năm 2020 do dịch Covid-19.
Bộ Công thương vừa gửi văn bản cho Sở Công thương hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang về việc xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản.
Theo đó, bộ này thông báo phía Nhật Bản (MAFF) chưa thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam, do tác động của dịch Covid-19.
Do vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Công thương đã đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Nhật thuyết phục MAFF có giải pháp khác thay cho việc cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng.
Chẳng hạn, có thể tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện công việc này hoặc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kiểm tra từ xa, kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tác động tới Bộ trưởng Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, đề nghị thúc đẩy MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu vải tươi vào Nhật Bản, phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản - ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19.
Trước đó, để chuẩn bị cho lô vải thiều tươi đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.
Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông vào tuần trước, dự kiến lô hàng xuất khẩu đầu tiên để chào hàng sẽ được thực hiện vào cuối tháng 5/2020. Đến thời điểm này, tỉnh đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, nên vải Việt Nam tập trung ở hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang cho năng suất cao và chất lượng cũng tốt hơn. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Dương Văn Thái khẳng định, quả vải thiều của tỉnh năm nay có chất lượng tốt nhất so với các năm trước.
Tỉnh Bắc Giang năm nay có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó, vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn, thu hoạch từ ngày 20/5 đến ngày 5/6; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn, thu hoạch từ ngày 10/6.
Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh là 15.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 163 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước,
Dù bà con tỉnh Bắc Giang đang phấn khởi vì vải thiều năm nay được giá do nguồn cung không đủ bán song rủi ro được mùa mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thương lái Trung Quốc như năm ngoái vẫn là một bài toán đau đầu cần đi tìm lời giải.
Từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cao và ổn định hơn những năm trước, dao động bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 70.000 đồng/kg.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, giá vải thiều sớm đầu vụ có giá bán cao nhất từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; loại có giá dưới 10.000 đồng/3kg là loại vải thiều mã xấu, quả nhỏ, bị sâu cuống, không được chăm sóc hoặc chăm sóc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.