Phát triển bền vững

Khoáng sản chiến lược cần cơ chế quản lý đặc biệt

Trình Tiêu Thứ sáu, 06/09/2024 - 10:20

Việc điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược cần đặt trong mối quan hệ mang tính tổng thể, chiến lược của ngành công nghiệp khai khoáng.

Khoáng sản chiến lược là tài nguyên đặc biệt quý hiếm nên “cần cơ chế, chính sách quản lý đặc biệt”, Văn phòng Chính phủ dẫn lời Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp hôm 5/9.

Trước đó, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự thảo Đề án Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam và thăm dò một số diện tích có triển vọng.

Moong khai thác mỏ đa kim Núi Pháo. Ảnh: Masan tài nguyên

Việt Nam, một trong những quốc gia có tiềm năng về tài nguyên và trữ lượng khoáng sản chiến lược lớn trên thế giới. Các khoáng sản chiến lược, trong đó có đất hiếm, đóng vai trò then chốt, đầu vào của nhiều ngành công nghiệp mới nổi, như thiết bị gia dụng, hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng.

Ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, một số đề án do Bộ thực hiện đã phát hiện trong nhiều khu vực có tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến trữ lượng khoáng sản chiến lược.

Việt Nam có thể trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thế giới, nhưng cần có đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược, xác lập cơ sở dữ liệu làm căn cứ xây dựng chiến lược, khung chính sách quản lý và sử dụng khoáng sản chiến lược phù hợp.

Theo lãnh đạo nhiều bộ ngành, việc thực hiện Đề án Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam đặc biệt cần thiết, phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ mang tính tổng thể và chiến lược đối với ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, Đề án cần đánh giá đúng vị trí, tiềm năng tài nguyên khoáng sản chiến lược của Việt Nam trên bản đồ thế giới; xác định tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản chiến lược, nhất là đất hiếm, đối với các ngành công nghiệp mới nổi trong khu vực và thế giới.

Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo Đề án đưa ra đề xuất những chủ trương, quan điểm lớn của Đảng, cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác quản lý, phát triển ngành công nghiệp khoáng sản chiến lược của đất nước.

Đồng thời kiến nghị triển khai một số dự án thí điểm trong thăm dò, điều tra, khai thác, chế biến, sử dụng, với trọng tâm là lựa chọn công nghệ, đối tác chiến lược, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp đối với các tài nguyên khoáng sản chiến lược.

Lâm Đồng 'mắc kẹt' vì quy hoạch khoáng sản

Lâm Đồng 'mắc kẹt' vì quy hoạch khoáng sản

Tiêu điểm -  3 tháng

Với gần 70.200ha đất vướng quy hoạch khoáng sản, Lâm Đồng đang gặp khó vì các đồ án, quy hoạch xây dựng trên địa bàn đều “đứng hình” chờ ý kiến của Chính phủ, bộ ngành.

Thêm hai quặng đất hiếm vào danh mục dự trữ khoáng sản quốc gia

Thêm hai quặng đất hiếm vào danh mục dự trữ khoáng sản quốc gia

Phát triển bền vững -  10 tháng

Hai quặng đất hiếm tại Lào Cai, Yên Bái được xác định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong 30 năm.

Công bố 3 quy hoạch về năng lượng và khoáng sản

Công bố 3 quy hoạch về năng lượng và khoáng sản

Tiêu điểm -  1 năm

Bộ Công thương vừa công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.