Tiêu điểm
Doanh nghiệp nước ngoài gia tăng hứng thú với khoáng sản Việt
Sau khi phê duyệt quy hoạch mới, sự quan tâm đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài vào khoáng sản Việt Nam đang gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực đất hiếm, tạo cơ hội lớn cho ngành công nghiệp khai khoáng.
Việt Nam gần đây nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm.
Với tiềm năng khoáng sản phong phú, trong đó trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn đa quốc gia từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản...
Trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu tháng này, Tập đoàn Posco đã đề xuất tham gia khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Công ty LX International cũng kiến nghị mở rộng hợp tác. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác để xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản ổn định.
Không chỉ Hàn Quốc, Tập đoàn đất hiếm Trung Quốc (CREG) đã hai lần bày tỏ mong muốn đầu tư vào đất hiếm Việt Nam trong năm 2023 và 2024. Sau khi Mỹ và Việt Nam nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, Mỹ cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong khai thác đất hiếm.
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc khảo sát, khai thác và chế biến đất hiếm.

Việt Nam hiện đã cấp giấy phép đầu tư FDI cho 108 dự án khai khoáng với tổng vốn đăng ký 4,9 tỷ USD. Ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam rất đa dạng, với nhiều loại khoáng sản chiến lược như bô-xít, titan, đất hiếm, sắt, chì, kẽm, niken...
"Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2023.
Đơn cử như đất hiếm, theo quy hoạch, các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ đất hiếm phải có đủ năng lực và đầu tư vào các dự án chế biến phù hợp.
Sản phẩm từ các dự án này phải đạt tối thiểu tổng hàm lượng oxit đất hiếm (TREO) từ 95% trở lên, khuyến khích sản xuất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO). Công nghệ sử dụng phải tiên tiến, thiết bị hiện đại và đảm bảo bảo vệ môi trường bền vững.
Giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam sẽ hoàn thành các đề án thăm dò tại mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Lai Châu) và đầu tư khai thác tại các mỏ Đông Pao (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái) và dự kiến đầu tư mới dự án khai thác mỏ tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Dự kiến tổng sản lượng khai thác đạt khoảng 2,02 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Giai đoạn 2031 - 2050, Việt Nam sẽ duy trì các dự án hiện có và mở rộng khai thác tại mỏ Đông Pao, đầu tư mới 3 - 4 dự án tại Lai Châu và Lào Cai, với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 2,112 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Về chế biến, giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam sẽ hoàn thành đầu tư nhà máy chế biến đất hiếm tại Yên Phú (Yên Bái) và đầu tư mới các dự án chế biến tại Lai Châu và Lào Cai.
Dự kiến sản lượng chế biến từ 20.000 - 60.000 tấn/năm cho các sản phẩm tổng hàm lượng oxit đất hiếm (TREO) và đất hiếm riêng rẽ (REO).
Giai đoạn 2031 - 2050, Việt Nam sẽ tập trung chế biến sâu các kim loại đất hiếm và đầu tư mới nhà máy luyện kim đất hiếm với tổng công suất từ 7.500 - 10.000 tấn/năm.
Mặc dù có trữ lượng lớn, Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ phân tách đất hiếm và phần lớn xuất khẩu dưới dạng quặng thô. Tuy nhiên, với vị trí địa lý thuận lợi gần các thị trường lớn, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác khoáng sản.
Sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung đã khiến các nhà sản xuất điện tử lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là trong xu thế phát triển mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn, tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp đất hiếm nói riêng và khoáng sản nói chung.
Chính phủ đang chỉ đạo sát sao việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, đảm bảo không xuất khẩu đất hiếm thô mà tập trung vào công nghệ tuyển chọn và chế biến sâu.
Trong 5 năm qua, chỉ có hai dự án trong ngành khai khoáng được cấp giấy phép đầu tư mới cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, số dự án cấp mới thời gian tới dự kiến sẽ tăng cao.
Theo quy hoạch mới, Việt Nam cũng hướng tới hợp tác với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn, thị trường từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến.
Tuy nhiên cũng hạn chế việc hợp tác, liên doanh, liên kết, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án khai thác mỏ và tuyển khoáng sản.
Lý do chưa khai thác 20,7 triệu tấn đất hiếm
Xây tổ đón nhân tài ngành bán dẫn
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh bán dẫn đang là một điểm nghẽn lớn trong việc thu hút các tập đoàn công nghệ chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam.
Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu
Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về trữ lượng đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế lớn của Việt Nam trong xu hướng mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Mở chiến dịch đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư bán dẫn
Để đạt mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn trong thời gian ngắn nhất, Thủ tướng cho rằng vừa cần giải pháp tiệm tiến, vừa cần các giải pháp đột phá.
Doanh nghiệp nước ngoài hiến kế phát triển nhân lực ngành bán dẫn
Việt Nam cần kế hoạch hành động riêng và đặc thù cho các đối tượng nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, phù hợp với từng thế mạnh.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.