Phát triển bền vững

Khoảng trống pháp lý dịch vụ công sau vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải

Hoàng Hải Thứ ba, 29/10/2019 - 08:20

Việc tư nhân hóa dịch vụ công đòi hỏi những luật lệ rõ ràng đi kèm với trách nhiệm xử lý của Nhà nước.

Toàn cảnh Nhà máy nước sạch Sông Đà. Ảnh: Mạnh Thắng

Những ngày giữa tháng 9, sự cố cháy nhà máy Rạng Đông khiến người dân hoang mang, lo lắng vì vấn đề ô nhiễm không khí.

Chưa đầy 1 tháng sau, cuộc sống của nhiều người dân khu vực Tây Nam Hà Nội lại bị đảo lộn khi nước sinh hoạt bốc mùi lạ khó chịu. Nguyên nhân sau đó được xác định là do dầu thải bị đổ trộm vào đầu nguồn nước của nhà máy nước sạch sông Đà, khiến nước không thể sử dụng ăn uống.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập thuộc Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) trả lời phỏng vấn cho rằng những sự cố vừa qua cho thấy một khoảng trống về pháp lý, về thể chế để bảo vệ không chỉ quyền mà còn sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của người dân.

Ông cho biết hiện đã có luật bảo vệ sức khỏe người dân nhưng luật này chỉ có quy phạm như hiến pháp, chưa có giá trị cụ thể. Trong sự cố nước sông Đà, khi xảy ra vụ việc hình sự, có thể trừng phạt một vài người nhưng không thể cứu được hàng triệu người.

Theo đó, điều thiếu vắng ở đây là khuôn khổ pháp lý về cung cấp dịch vụ công nói chung và cung cấp các dịch vụ thiết yếu nói riêng. “Việc tư nhân hóa cung cấp dịch vụ công đang diễn ra ở Hà Nội nói riêng như 1 trào lưu và được khuyến khích là điều tôi thấy lo ngại”.

Khoảng trống pháp lý dịch vụ công sau vụ nước sạch sông Đà
Luật sư Nguyễn Tiến Lập thuộc Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS).

Ông cho biết tại các quốc gia khác, việc tư nhân hóa diễn ra trong giới hạn được kiểm soát bằng nhiều biện pháp rất chặt chẽ của Nhà nước.

Dù tư nhân hóa, Nhà nước không bao giờ từ bỏ trách nhiệm về cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thiết yếu và trong trường hợp các sự cố xảy ra, Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm đầu tiên chứ không phải các nhà đầu tư.

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của dịch vụ công là dịch vụ cần thiết người dân phải được cung cấp, không phụ thuộc vào thị trường còn đầu tư tư nhân có sự phụ thuộc, lấy lợi nhuận làm tiêu chí và hành xử theo quy luật thị trường.

“Dịch vụ công không thể được điều chỉnh bằng quy luật của thị trường. Do đó, Nhà nước phải đứng ra chịu trách nhiệm, nếu tư nhân hóa thì phải có luật lệ rõ ràng, tư nhân hóa trong điều kiện như thế nào, Nhà nước chịu trách nhiệm ra sao”, ông Lập phân tích.

Liên quan đến sự vụ ô nhiễm nước sông Đà, vị luật sư đánh giá cung cấp nước sạch là lĩnh vực siêu lợi nhuận xét theo sự bền vững của lợi nhuận do thiếu vắng sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh chỉ diễn ra để có được dự án còn khi nhà đầu tư có quyền cung cấp nước sạch, cạnh tranh bị vô hiệu hóa bởi người tiêu dùng không được lựa chọn.

“E rằng chúng ta đang nhầm lẫn trong chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thông thường với tư nhân hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công. Tôi nghĩ sau các sự cố môi trường vừa rồi, điều này cần được thức tỉnh và điều chỉnh, khắc phục”, ông Lập nhấn mạnh.

Chia sẻ cùng góc nhìn, tại tọa đàm “Thị trường hàng hoá dịch vụ công nhìn từ nước sạch sông Đà” tuần trước, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng thị trường dịch vụ công ở Việt Nam đang trở thành những miếng bánh béo bở cho doanh nghiệp tư nhân tranh giành.

Ông nhận định hoạt động cung cấp dịch vụ công trong trường hợp nước sạch sông Đà có quá nhiều bất cập. Trách nhiệm, đạo đức của người cung cấp dịch vụ công, của các cơ quan quản lý đơn vị cung cấp dịch vụ công và động lực thúc đẩy dịch vụ công đang có nhiều vấn đề.

Dịch vụ công cho tư nhân cung cấp thì chính quyền luôn có vai trò, trách nhiệm rất lớn. Do đó, chính quyền phải quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ công và phản ứng trước việc cung cấp dịch vụ công của tư nhân.

“Tuy nhiên, ở vụ việc sông Đà, chính quyền phản ứng rất chậm trễ”, ông Dũng đánh giá.

Theo vị chuyên gia, doanh nghiệp tư nhân có nhiều thế mạnh nếu được tạo điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ công nhưng vì tư nhân thường chạy theo lợi nhuận, một số vấn đề khác nhiều khả năng sẽ bị bỏ qua.

Nếu trong thị trường dịch vụ công không có cạnh tranh về chất lượng thì rủi ro của việc chất lượng không đảm bảo sẽ rất lớn. Doanh nghiệp sẽ đặt tiêu chí chất lượng xuống dưới lợi nhuận và vụ việc sông Đà có thể lại xảy ra một lần nữa.

Theo đó, cần có những quy định, thiết chế đảm bảo chất lượng dịch vụ công do doanh nghiệp tư nhân cung cấp.

"Phải có đạo luật về dịch vụ công áp đặt các chuẩn mực về dịch vụ công. Các cơ quan có thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ mà bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào muốn tham gia cung cấp dịch vụ công cũng phải tuân theo", ông Dũng nhấn mạnh. 

Băn khoăn làn sóng đầu tư tư nhân vào nước sạch

Băn khoăn làn sóng đầu tư tư nhân vào nước sạch

Doanh nghiệp -  5 năm
Việc mở cửa cho dòng vốn tư nhân tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu như nước sạch tạo ra cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng cũng đối mặt với một số thách thức.
Băn khoăn làn sóng đầu tư tư nhân vào nước sạch

Băn khoăn làn sóng đầu tư tư nhân vào nước sạch

Doanh nghiệp -  5 năm
Việc mở cửa cho dòng vốn tư nhân tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu như nước sạch tạo ra cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng cũng đối mặt với một số thách thức.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra hết các nhà máy nước sạch sau vụ ô nhiễm nước Sông Đà

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra hết các nhà máy nước sạch sau vụ ô nhiễm nước Sông Đà

Phát triển bền vững -  5 năm

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân việc nguồn nước bị ô nhiễm của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, đồng thời kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước.

Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố lần thứ 21

Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố lần thứ 21

Tiêu điểm -  7 năm

Ngày 18/6, Công ty Cổ phần Nước sạch Vinaconex đã gửi thông báo tới khách hàng về việc ngừng cấp nước để khắc phục sự cố lần thứ 21 của đường ống nước sạch sông Đà.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  6 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  2 ngày

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  1 tuần

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 tuần

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  6 phút

Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  3 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  4 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  5 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  6 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  7 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.