Khởi nghiệp
Khoảng trống trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện còn nhiều khoảng trống cho AI. Điều quan trọng là cần có chiến lược mũi nhọn của quốc gia, chọn ra thế mạnh trong nông nghiệp, y tế, nông lâm thuỷ sản... để phát huy.
Vừa qua, Tọa đàm "Ứng dụng AI phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19" đã được tổ chức để các chuyên gia trong nước, quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) cùng chia sẻ giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp từng bước ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi trong bối cảnh dịch Covid-19.
Góp mặt tại buổi Tọa đàm, bà Joumana Ghosn, Giám đốc Nghiên cứu ứng dụng - Viện nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Mila (Canada) chia sẻ, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rất gần gũi trong cuộc sống.
Chẳng hạn tại Canada, ứng dụng AI tại đơn vị điều trị, thăm khám từ xa giúp cho các bệnh nhân giao tiếp, trao đổi với bác sỹ, sử dụng hệ thống hỏi đáp tự động băng ngôn ngữ tự nhiên.
Hay lĩnh vực mỏ địa chất, AI tự động phân tích ảnh 3D khi khảo sát vùng mỏ. Khi Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp đã hợp tác với Chính phủ Canada để xây dựng hệ thống giải đáp các câu hỏi từ người dân và doanh nghiệp về dịch bệnh.
Phiên bản đầu tiên thực hiện trong 2 tháng rưỡi với nguồn dữ liệu, thông tin thu thập từ các chuyên gia. Theo đại diện Mila, khó khăn khi triển khai dự án này đến từ bộ dữ liệu đưa vào cho hệ thống rất ít, có những câu hỏi không liên quan, hay thách thức từ việc phải dịch các ngôn ngữ khác nhau. Các dữ liệu này cũng thay đổi theo thời gian.
Do đó, đối với các doanh nghiệp, ứng dụng AI là cần thiết, song cần nhấn mạnh vai trò của các lãnh đạo, trang bị đủ nguồn lực con người, sẵn sàng cho các rủi ro.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay lúng túng trong quá trình cập nhật công nghệ. Với AI khi ứng dụng doanh nghiệp cần liên tục cải thiện và kiên nhân với những lỗi sai vì đây là quá trình tự học và hoàn thiện của công nghệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiếp "nhiên liệu" là dữ liệu cho hệ thống AI. Phải có dữ liệu thì những hệ thống này mới tạo ra giá trị.

Tương tự với ngành ngân hàng, khi dịch bùng phát, hoạt động hàng ngày của ngân hàng cũng chịu hưởng, như việc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng bị gián đoạn, khiến lượng giao dịch trầm lắng.
Thế nhưng trong lúc khó khăn, ngân hàng đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ, làm việc từ xa, gặp mặt khách hàng trực tiếp từ xa. Nhiều khách hàng phản hồi rất thích vì họ giảm được chi phí đi lại, thời gian mà vẫn đạt hiệu quả.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Vietinbank cho biết, hiện nay VietinBank đang hợp tác với FPT triển khai ứng dụng chatbot để giải đáp các thắc mắc trong nghiệp vụ nội bộ của ngân hàng. Từ những tình huống hay gặp phải của nhân viên, hệ thống đào tạo để chabot hiểu và từ đó tự động trả lời cho nhân viên.
Đại diện VietinBank chia sẻ ứng dụng AI tại ngân hàng này với chatbot hỗ trợ giải đáp các thắc mắc trong đào tạo nhân viên. Chatbot còn được ứng dụng trong hỗ trợ khách hàng. Ông Lân lấy ví dụ một tình huống điển hình là khi khách hàng mất thẻ phải gọi lên tổng đài, không phải lúc nào cũng gặp nhân viên tư vấn vì đường dây đang bận, trong khi đó nhiều người lại không biết đến hỗ trợ từ mobile banking.
Thay vì việc phải chờ sự giúp đỡ từ các bộ phận, nhân viên hoàn toàn có thể chat với chatbot để nhận được câu trả lời nhanh gọn. Ngân hàng này cũng thúc đẩy triển khai ứng dụng online banking trong giao dịch, chỉ 6 tháng đầu năm, số lượng khách hàng online mới của VietinBank tăng hơn nửa triệu.
Góp mặt tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thành Lâm, Giám đốc Khối Sản phẩm ứng dụng, Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research trong ứng dụng AI chia sẻ, triết lý chung mà đơn vị này theo đuổi đó là tốc độ và quyết tâm.

Khi ra mắt mẫu Vsmart, VinAI Research đã chủ động sản xuất được công nghệ FaceID thay vì phải bỏ ra số tiền rất lớn để mua công nghệ này từ Mỹ hoặc Trung Quốc. VinAI Research có những con người giỏi, tài năng và cả sức ép để hoàn thành nhiều sản phẩm. Tuy nhiên để cho ra đời những sản phẩm trí tuệ nhân tạo chất lượng thì doanh nghiệp vẫn cần phải cần nguồn kinh phí lớn.
Ông Nguyễn Xuân Phong, chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Mila (Canada) cho biết, tại Việt Nam, còn nhiều khoảng trống cho AI. Trí tuệ nhân tạo có thể len lỏi mọi ngành. Điều quan trọng là cần có chiến lược mũi nhọn của quốc gia, chọn ra thế mạnh trong nông nghiệp, y tế, nông lâm thuỷ sản... để phát huy.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng dữ liệu vẫn là vấn đề lớn vì hệ thống luật pháp còn chưa rõ ràng, gây trở ngại cho các doanh nghiệp khi tiếp cận dữ liệu. Vấn đề còn nằm ở mặt cung cầu, dữ liệu ít người mua, ít người làm. Do đó, việc xây dựng hệ thống dữ liệu là cần thiết để Việt Nam có thể phát triển và ứng dụng AI nhiều hơn trong các ngành.
Trí tuệ nhân tạo của người Việt
Công ty thứ 37 được Ngân hàng Nhà nước cấp phép ví điện tử
Công ty cổ phần 9PAY vận hành ví điện tử 9PAY và hoạt động hỗ trợ thanh toán cùng tài khoản thanh toán/thẻ ghi nợ nội địa BIDV.
Đích đến tiếp theo của Gojek
Gojek đang cho thấy quyết tâm chinh phục những thị trường mới ngoài Indonesia, đặc biệt sau khi củng cố mặt tài chính gần đây.
Thử thách mới với vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang
Gần đây nhất, startup làm xe đạp in 3D siêu nhẹ của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang đã gọi thành công 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B.
Tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên lên cao
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi nền giáo dục tương ứng, hướng tới hệ sinh thái bền vững, thắp lên "ngọn lửa" khởi nghiệp và cháy trong kỷ nguyên mới.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.