Doanh nghiệp
Tập đoàn Thái Lan muốn 'một mình một ngựa' tại dự án lọc dầu Long Sơn
Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) có thể trở thành nhà đầu tư duy nhất của khu phức hợp hóa dầu Long Sơn trị giá 5,4 tỷ USD.

Vào ngày 20/1, SCG đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn.
SCG hiện nắm giữ 71% cổ phần, phần còn lại thuộc về PVN.
Hôm thứ Tư (24/1), Giám đốc điều hành SCG Roongrote Rangsiyopash nói rằng công ty hiện đang thảo luận chi tiết với chính phủ Việt Nam về các khoản tài trợ và tiến trình xây dựng. Khi được hỏi liệu SCG có muốn mua lại 29% cổ phần còn lại, Roongrote nói "tất cả các lựa chọn đều được mở".
Chaovalit Ekabut, Giám đốc tài chính của SCG, nói thêm rằng, dự án có thể bị trì hoãn thêm 6 tháng từ mục tiêu ban đầu. Theo đó, công việc xây dựng sẽ được tiến hành vào nửa đầu năm nay và dự án được kỳ vọng sẽ đi vào vận hành trong nửa đầu năm 2022.
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn, vốn được kỳ vọng sẽ trở thành khu phức hợp hóa dầu lớn nhất của Việt Nam, đã bị trì hoãn nhiều năm vì nhiều nhà đầu tư đã đến và đi kể từ khi dự án này được chính phủ Việt Nam chấp thuận lần đầu tiên vào năm 2008. Ban đầu, tổ hợp được dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Các nhà đầu tư ban đầu trong dự án này là SCG và hai công ty nhà nước Việt Nam: PetroVietnam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), trong đó Tập đoàn Thái Lan là nhà đầu tư lớn nhất.
Năm 2008, Tập đoàn SCG cùng PVN và Tập đoàn Qatar Petroleum International khởi công dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Tuy nhiên, do giá dầu toàn cầu suy giảm mạnh vào thời điểm 2014 khiến Tập đoàn Qatar Petroleum International (QPI) rút khỏi dự án. Sau đó, vào cuối tháng 3/2017, SCG đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của QPI, nâng tổng số cổ phần SCG sở hữu tại dự án từ 46% lên 71%.
Trong khi đó, vào năm 2014, Vinachem cũng rời khỏi dự án và chuyển 11% cổ phần cho PVN. Theo đó, hiện nay PVN sở hữu 29% cổ phần.
Đối với SCG, đây là dự án rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. "Với dự án Long Sơn, hoạt động kinh doanh hóa dầu của chúng tôi sẽ phát triển hơn và hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở Việt Nam sẽ mở rộng hơn rất nhiều", ông Roongrote nói. "Trong khi cơ hội tại các doanh nghiệp khác là tương đối nhỏ".
Tốc độ phục hồi chậm của nền kinh tế của Thái Lan đã dẫn đến sự suy giảm trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng. Năm 2017, nhu cầu xi măng giảm 5%. SCG dự kiến doanh thu từ xi măng tăng 2-3% trong năm nay khi nhiều dự án cơ sở hạ tầng của chính phủ khởi động.
Để đa dạng hoá hoạt động, SCG đã ngày càng mở rộng sang các nước trong khu vực. Họ thành lập các nhà máy sản xuất xi măng tại Campuchia, Indonesia, Lào và Myanmar với kỳ vọng các nước này sẽ chứng kiến nhu cầu xây dựng bùng nổ trong những năm tới. Nhưng đồng thời, các đối thủ cạnh tranh về chi phí đến từ Trung Quốc cũng đang để mắt đến thị trường này.
Lợi nhuận ròng năm 2017 của SCG đã giảm 2% trong năm xuống còn 55,04 tỷ baht (1,73 tỷ USD), tăng 6% doanh số bán hàng lên 450 tỷ baht, theo bản báo cáo lợi nhuận công bố hôm thứ Tư. Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong ngành xi măng và vật liệu xây dựng.
Dự án hoá dầu Long Sơn đặt địa bàn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TP. HCM khoảng 100 km, sản lượng ước lên tới 1,6 triệu tấn/năm. Tổng giá trị đầu tư của dự án hóa dầu Long Sơn xấp xỉ 5,4 tỷ USD (khoảng 122.580 tỷ USD).
SCG đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992 với nhiều lĩnh vực như xi măng, vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện tập đoàn này có 23 công ty con đang hoạt động tại Việt Nam với khoảng 8.300 nhân viên.
Một trong những thương vụ đình đám tại Việt Nam là mua lại Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai và mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá gần 5.000 tỷ VND cuối năm 2012.
Petrovietnam và SCG bắt tay đẩy nhanh tiến độ dự án lọc dầu 5,4 tỷ USD
Petrovietnam và SCG bắt tay đẩy nhanh tiến độ dự án lọc dầu 5,4 tỷ USD
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn có thể bắt đầu thực hiện hợp đồng EPC trong Quý IV năm 2017 và đưa vào hoạt động trong năm 2022.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.