Khởi nghiệp
Khởi nghiệp kinh doanh homestay còn tồn tại nhiều rào cản pháp lý
Trong những ngày gần đây, vụ việc homestay The Wilder-nest Đà Lạt cháy lớn đang là thông tin gây xôn xao ở khắp các diễn đàn du lịch lớn nhỏ tại Việt Nam. Vụ việc không chỉ khiến nhiều du khách quan ngại về tính an toàn mỗi khi thuê homestay, mà còn khiến nhiều chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện các điều kiện pháp lý khi vận hành mô hình này.
Ông Trần Xuân Hùng - Giám đốc Pháp chế tại Công ty TNHH Luxstay Việt Nam có những giải đáp về vấn đề này. Đề cập tới vụ việc, ông Hùng cho rằng, hiện nay nhiều chủ đầu tư muốn tuân thủ pháp luật về hoạt động kinh doanh nhưng mới chỉ tuân thủ điều kiện cần, cụ thể là đăng ký kinh doanh hộ cá thể với ngành nghề kinh doanh lưu trú ngắn hạn. Tuy nhiên các điều kiện đủ như: An ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy (PCCC) thì người kinh doanh lại chưa quan tâm ngay.
Pháp lý trong ngành dịch vụ lưu trú hiện nay ở nước ta được điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản, có thể kể đến: Luật Doanh Nghiệp, Luật Du lịch 2017, các quy định về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy... và mỗi thủ tục pháp lý đều được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau. Vì vậy để tuân thủ một cách trọn vẹn các điều kiện cần và đủ khi kinh doanh homestay, các chủ nhà, chủ cơ sở lưu trú phải làm việc với nhiều cơ quan như UBND, cơ quan công an, Sở du lịch...
Trong khi đó, không phải chủ nhà nào cũng có đủ kiến thức, thời gian,.. để xin cấp phép và đăng ký đầy đủ. Việc gặp nhiều rắc rối khi kinh doanh homestay cũng khiến nhiều người dè chừng bởi nhiều chủ nhà chỉ xác định việc kinh doanh homestay là nghề "tay trái", kiếm thêm để gia tăng thu nhập, hoạt động một, hai mùa trong năm.
Mặc dù người chủ sở hữu căn nhà và người kinh doanh đều hiểu được một số rủi ro khi khi tham gia mô hình này nhưng họ đều chấp nhận tham gia thị trường. “Qua đó có thể thấy rằng nhu cầu tuân thủ pháp luật của một số chủ nhà mới chỉ dừng lại ở mức độ "đối phó" mà chưa thực sự hiểu rằng việc đăng ký, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý theo quy định là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.” - ông Hùng chia sẻ.
Trên thực tế, hiện chính phủ đã thành lập hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nhưng cái khó nhất là để pháp luật đi vào đời sống. Ông Hùng bày tỏ: “Phải chăng chúng ta nên đề xuất một cơ chế, liên thông để các cơ quan nhà nước liên thông, cấp chung một giấy phép, một hướng dẫn cho loại hình kinh doanh như vậy. Một là để tiết kiệm thời gian cho công dân, người kinh doanh, giảm chi phí công ,chi phí xã hội. Hai là tối ưu hóa hiệu quả từ hoạt động kinh doanh cho người kinh doanh”.
Ông Hùng kỳ vọng trong tương lai Nhà nước sẽ có cơ chế đăng ký trực tuyến một cửa liên thông để triển khai đúng quy định của Pháp Luật, đồng thời mở rộng những khóa học miễn phí về cơ sở lưu trú để nâng tầm dịch vụ homestay Việt Nam một cách đồng bộ trong mắt bạn bè quốc tế.
Được biết, trong tháng 2/2018 Luxstay đã triển khai chương trình Đại sứ Luxstay khu vực, mở đầu tại Đà Lạt. Thông qua chương trình, các chủ kinh doanh homestay sẽ được đào tạo kiến thức pháp luật về ngành kinh doanh homestay, giao lưu kết nối, trở thành diễn giả, viết bài truyền cảm hứng… nhằm nâng cao chuyên môn trong việc kinh doanh homestay, đảm bảo các yêu cầu về PCCC, an ninh trật tự.
Không chỉ tổ chức chương trình giúp các chủ nhà nâng cao hiểu biết về pháp luật, nền tảng, Luxstay còn cung cấp các giải pháp tư vấn hoàn thiện hồ sơ pháp lý kinh doanh thông qua việc kết nối các chủ nhà, khách hàng với các Luật Sư, hãng luật liên kết. Việc này không đơn giản là giúp các chủ nhà hoàn thiện giấy tờ pháp lý mà còn giúp giáo dục, truyền đạt ý thức pháp luật, tuân thủ các biện pháp bảo vệ cho du khách và chủ nhà.
Thông qua những chính sách này, ông Hùng nhận định: “Luxstay luôn định vị mình là một platform công nghệ giúp kết nối chủ nhà và khách hàng đồng thời là đầu mối giúp mỗi bên hoàn thiện giá trị cốt lõi của mình. Khách hàng sẽ luôn nhớ tới Luxstay bởi tính "khắt khe" của sự chuyên nghiệp nhưng cũng đầy cởi mở và hòa đồng với thế giới.”
Luxstay được thành lập từ cuối năm 2016 bởi ông Nguyễn Văn Dũng - một doanh nhân thế hệ 8x với hơn 12 năm kinh nghiệm và vận hành nhiều kênh truyền thông lớn trong lĩnh vực internet. Đây là nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn có mạng lưới chỗ ở (chung cư, biệt thự, homestay) ở phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy).
Startup này hiện đã xây dựng được mạng lưới với gần 10.000 chỗ ở trên khắp cả nước, là nền tảng cho thuê nhà ngắn hạn đáp ứng nhu cầu tốt nhất dành cho thị trường Việt Nam. Cùng với đó, Luxstay cũng đã có kế hoạch cho việc tìm kiếm nhà đầu tư tiếp theo và huy động những vòng gọi tiếp theo (Series A) theo trong khoảng giữa năm 2019 với quy mô trên 10 triệu USD.
Trước đó, tháng 5/2017 Luxstay hoàn tất vòng gọi vốn Seed Round từ Quỹ đầu tư Genesia Ventures Nhật Bản. Tháng 5/2018 Luxstay huy động thành công 2,5 triệu USD tại vòng đầu tư Pre-Serie A từ CyberAgent Ventures (Nhật Bản), Genesia Ventures (Nhật Bản), ESP Capital (Singapore), Founders Capital (Singapore) và Nextrans (Hàn Quốc).
Tháng 9/2018 Luxstay trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của Rakuten Travel (thuộc tập đoàn thương mại điện tử Rakuten - một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với vốn hoá thị trường lên tới 16 tỷ USD). Tháng 1/2019 Luxstay lại tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với các nhà đầu tư khi tiếp tục nhận 3 triệu USD từ các quỹ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures...
Startup cho thuê chỗ ở Luxstay nhận đầu tư 3 triệu USD
Từ thương vụ 3 triệu USD của Luxstay nhìn lại thị trường OTA Việt Nam
Thương vụ đầu tư 3 triệu USD của Luxstay có thể được coi như phát súng mở đầu năm mới tích cực dành cho OTA (đại lý du lịch trực tuyến) Việt Nam, trong bối cảnh thị trường này vẫn chi phối bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Startup cho thuê chỗ ở Luxstay nhận đầu tư 3 triệu USD
Ngày 02/01/2019, Luxstay công bố đã triển khai vòng gọi vốn Bridge Round với tổng số tiền đã huy động lên tới 3 triệu USD từ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures, cùng 1 số nhà đầu tư khác.
Luxstay tham vọng trở thành 'biểu tượng startup' của Việt Nam
Luxstay, mô hình áp dụng kinh tế chia sẻ vào ngành bất động sản và du lịch, kết nối các chủ nhà với người thuê nhà ngắn hạn được nhà sáng lập Nguyễn Văn Dũng kỳ vọng sẽ trở thành startup tiên phong khi thị trường dịch vụ lưu trú ngắn hạn bùng nổ.
Startup cho thuê chỗ ở Luxstay bắt tay hợp tác với tập đoàn Rakuten Nhật Bản
Sau 2 năm hoạt động, ứng dụng cho thuê chỗ ở Luxstay đã có hơn 3.000 chỗ ở là các homestay, biệt thự cao, phục vụ trên 10.000 đặt phòng mỗi tháng.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.