Phát triển bền vững
Khơi thông dòng vốn từ thỏa thuận khí hậu JEPT
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong thỏa thuận về khí hậu JEPT mang đến cơ hội tiếp cận tài chính bền vững, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của quốc tế.
Việt Nam cùng Nhóm các nước đối tác quốc tế (International Partners Group – IPG), đứng đầu là Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, cuối năm ngoái đã thiết lập thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP).
Thỏa thuận JETP Việt Nam sẽ xoay quanh vấn đề huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư, nhằm giúp Việt Nam đạt được tham vọng cân bằng phát thải.
Bà Lương Phương Mai, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn khu vực phía Nam và bất động sản, HSBC Việt Nam, trong nhận định mới nhất, nhấn mạnh một trong ba mục tiêu cơ bản của thỏa thuận JEPT là huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân, để tài trợ cho những nỗ lực giảm phát thải.
Theo đó, khả năng đáp ứng được các điều kiện tài trợ của dự án, và tỷ lệ thu hồi vốn cho ngân hàng trong trường hợp dự án gặp khó khăn, sẽ là những vấn đề đầu tiên cần chia sẻ với bên cho vay, nếu các doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu các cơ hội tiếp cận tài chính bền vững.

Bà Mai khuyến nghị, doanh nghiệp nên chia sẻ với ngân hàng một cách cẩn trọng về kế hoạch, có một số vùng đệm trong đánh giá độ nhạy rủi ro của dự án, ví dụ như sản lượng điện có thể bị cắt giảm, chi phí vận hành và bảo trì có thể tăng, lãi suất tăng, biến động ngoại tệ bất lợi.
Cùng với đó, trong ngành năng lượng và vận tải – hai ngành được đánh giá sẽ có cơ hội chuyển dịch lớn nhờ JEPT, cũng đối mặt với một số hạn chế.
Đơn cử, rào cản lớn để nguồn vốn có thể chảy vào chuyển dịch năng lượng là khả năng đáp ứng các điều kiện để nhận tài trợ trong các hợp đồng mua bán điện còn thấp.
Bên cạnh đó, tốc độ chuyển dịch trong ngành vận tải còn chậm, do thiếu vắng sức ép từ các quy định hiện hành, và hạ tầng sạc điện còn hạn chế.
Ngoài ra, những bên cho vay, ví dụ như HSBC, sẽ rất lưu tâm đến vấn đề rủi ro "tẩy xanh" (greenwashing).
Bà Mai cho biết, trên thực tế, giảm thiểu rủi ro này được lồng ghép trong chiến lược của ngân hàng này. Đơn cử, khi cung cấp tiện ích xanh hoặc liên kết bền vững, điều quan trọng là đảm bảo được yếu tố "xanh" cho khoản đầu tư hoặc mục đích sử dụng vốn vay bằng các chứng nhận, báo cáo giám sát, và kiểm toán phù hợp.
“Chúng tôi thường yêu cầu những chứng nhận hoặc báo cáo kiểm toán như vậy từ một bên thứ ba có đủ năng lực, để có được những đánh giá độc lập, đạt tiêu chuẩn quốc tế, và duy trì thống nhất tại các thị trường”, bà cho biết thêm.
Ngoài ra, các khoản vay xanh, trái phiếu xanh cần phải đáp ứng và đảm bảo thỏa mãn các nguyên tắc của quốc tế.
Ngoài huy động nguồn vốn tư nhân, một lợi ích quan trọng cho Việt Nam khi tham gia thỏa thuận JETP là thu hút vốn FDI xanh hơn, cũng như dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Theo bà Mai, để thu hút các nhà đầu tư nghiêm túc với phát triển bền vững, Việt Nam cần tạo dựng vị thế và hình ảnh tương xứng, từ chính sách, cơ sở hạ tầng, đến hệ sinh thái chuỗi cung ứng đều phải hướng tới mục tiêu xanh, bền vững.
Cuối cùng, nếu Việt Nam và các quốc gia tham gia thỏa thuận có thể chứng minh JETP thực sự là một hướng tiếp cận đúng đắn trong sử dụng tài chính khí hậu và gặt hái thành công, mô hình JEPT có thể sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực khác ngoài năng lượng.
“Tất nhiên, kết quả không thể nhìn thấy ngay trong ngày một ngày hai, nhưng đây là một cơ hội chúng ta không thể bỏ qua để đạt được những bước tiến lớn trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải”, bà Mai nhấn mạnh.
Mục tiêu của JEPT là hỗ trợ sự phát triển ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam, cũng như hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch công bằng và khử carbon trong hệ thống điện.
Đồng thời, giúp Việt Nam phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi hướng tới tương lai không phát thải ròng.
Đáng chú ý, thông qua JETP Việt Nam, các đối tác cam kết huy động ít nhất 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để hỗ trợ nhu cầu chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, phù hợp với khuôn khổ của quốc gia này về quản lý nợ công và nợ nước ngoài.
Trong đó, IPG cùng với các thành viên Liên minh Tài chính Glasgow vì cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, hướng tới huy động và tạo điều kiện thu hút ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư, nhằm hỗ trợ hành trình chuyển dịch đầy tham vọng và kế hoạch đầu tư.
Cùng với đó, các thành viên IPG sẽ huy động 7,75 tỷ USD từ khối công, từ đó có tiềm năng trong việc thu hút thêm khối lượng lớn từ tài chính tư.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng
Tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu
Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã công bố Quỹ Tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình mang tính bước ngoặt có thể tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu
Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.