Tiêu điểm
‘Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, sự tắc trách và quan liêu’
Cải cách hành chính là công việc nặng nề, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, nhưng khó mấy cũng phải làm để tháo gỡ khó khăn, vượt qua các thách thức, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, tắc trách và quan liêu của người thi hành công vụ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Cải cách hành chính được xác định là cấu phần quan trọng trong đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế.
Từ đó góp phần khơi thông, giảm chi phí đầu vào, chi phí hành chính, chi phí không chính thức, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Đánh giá về công tác cải cách hành chính, Thủ tướng cho rằng, vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt ở một số bộ, ngành.
Tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi còn chậm. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết vẫn tiếp tục tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà (nhất là lĩnh vực liên quan đến đất đai, giáo dục, y tế, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu…). Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức; nhiều bộ, ngành chưa có phương án cải cách quy định kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu thường xuyên rà soát, bám sát, lắng nghe, cầu thị trước góp ý, đề xuất, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn chậm.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp tuy có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại một số bộ, ngành tỉ lệ còn thấp. Công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong việc kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế. Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ chưa nghiêm, còn xảy ra vi phạm.
Do đó, thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành cần xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng, đột phá, phải được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành trên cơ sở quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông nhấn mạnh: “Đây là công việc nặng nề, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm vì tác động đến con người và tổ chức nhưng khó mấy cũng phải làm, vì không làm sẽ cản trở sự phát triển, các khó khăn không được tháo gỡ, các thách thức khó vượt qua”.
Quan điểm là phải lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua các thách thức để huy động mọi nguồn lực cho phát triển, không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, tắc trách và quan liêu của người thi hành công vụ.
Với quan điểm đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay 8 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ còn lại trong năm, gồm những việc nợ đọng, nhiệm vụ còn lại được đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, và được giao tại Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy công tác cải cách hành chính; quan tâm bố trí nhân lực và các nguồn lực, thời gian cần thiết; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong từng tháng, từng quý và cả năm, chỉ đạo kịp thời các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính.
Hai là, thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng; cụ thể hóa đầy đủ, chính xác quy định của Hiến pháp, pháp luật; nhanh chóng đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, thực thi có hiệu quả.
Trong đó, tập trung tham mưu, triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
Về nhiệm vụ này, Thủ tướng lưu ý 2 nội dung: Một là, cần rà soát, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các bộ, ngành, đơn vị, địa phương; hai là phân cấp, phân quyền rõ hơn, cụ thể hơn giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa các bộ, ngành với nhau và giữa các bộ, ngành với các địa phương, đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ thực thi, phân bổ nguồn lực phù hợp với tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kiểm soát quyền lực, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Thủ tướng cũng yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện định hướng xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội XV, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Tập trung nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để xử lý các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đồng bộ, khả thi; ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Ba là, khẩn trương, tập trung triển khai 59 nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành theo Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/10/2022; Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC giai đoạn 2021-2025; Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020).
Thủ tướng lưu ý các nhiệm vụ cần hoàn thành ngay gồm thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các bộ chưa có phương án thì khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2022-2025. Cập nhật đầy đủ, chính xác, công khai, kịp thời và thực hiện tham vấn các quy định, phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.
Trong tháng 12 năm 2022, hoàn thành việc chuẩn hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tổ chức kiện toàn bộ phận một cửa các cấp, triển khai Bộ nhận diện thương hiệu.
Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP. Phấn đấu trong tháng 11 năm 2022, chậm nhất trong quý I năm 2023, hoàn thành việc hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung duy nhất của bộ, tỉnh; hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết TTHC.
Hoàn thành việc xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính; cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa; đánh giá, công khai chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công tại các bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 766/QĐ-TTg.
Bốn là, phấn đấu trong tháng 10 năm 2022, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm, tinh thần là nơi nào làm tốt, làm hiệu quả hơn thì giao việc.
Năm là, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức: Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài cho nền công vụ; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
Sáu là, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; tổ chức triển khai có hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bảy là, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển Chính phủ số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử (Đề án 06) và nhiệm vụ hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy chuyển đổi số.
Tám là, đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội cao để nhân dân hiểu, nhân dân làm có hiệu quả, các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, chú ý phản ánh các mô hình hay, kinh nghiệm tốt, cách làm hiệu quả, nêu các tồn tại, hạn chế và góp ý, hiến kế để các cơ quan làm tốt hơn nữa công tác này.
Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính
Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.
Không có điểm dừng trên hành trình cải cách của Quảng Ninh
Mặc dù gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng Quảng Ninh vẫn luôn duy trì tinh thần chủ động, quyết liệt và đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Quảng Ninh trong cuộc đua cải cách
Quảng Ninh đặt mục tiêu hàng năm, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI.
Thủ tướng: Năm 2022 phải tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính
Thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy ‘lòng dân, doanh nghiệp’ làm thước đo, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngành nông nghiệp lên kế hoạch cải cách
Việc cải cách hành chính và thể chế, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, phải được xem là cuộc cách mạng như khoán 10, khoán 100 của ngành nông nghiệp.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.