Tiêu điểm
Thủ tướng: Năm 2022 phải tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính
Thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy ‘lòng dân, doanh nghiệp’ làm thước đo, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm 2021, việc cải cách hành chính tại các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã ghi nhận nhiều điểm sáng gồm cắt giảm, đơn giản hóa 1.101 quy định kinh doanh, 924 quy định, giảm 7 tổ chức cấp sở ở địa phương…
Tuy nhiên, nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại như cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong hình hình mới và mong muốn của người dân, doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính, vẫn còn băn khoăn về "giấy phép con", các thủ tục hành chính cần được cắt giảm, cần được giải quyết nhanh hơn và tránh phiền hà, sách nhiễu…
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu từ nhận thức, sự quan tâm chỉ đạo của người đứng đầu các cấp hành chính.
Nhận định vai trò quan trọng của cải cách hành chính tới việc khơi dậy và huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả điều hành của các cơ quan nhà nước, Thủ tướng đưa ra mục tiêu “Năm 2022 phải tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính”.
Thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy ‘lòng dân, doanh nghiệp’ làm thước đo. Đây là nội dung kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ vừa được ban hành.
Các bộ, ngành, địa phương đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính.
Cụ thể: xây dựng, hoàn thiện thể chế phục vụ cải cách hành chính; tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đầu tư nguồn lực về tài chính, con người; Lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân, cầu thị để đẩy mạnh cải cách hành chính.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm túc việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhất quán từ Trung ương tới địa phương…
Rà soát quy trình, quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về thủ tục hành chính trong các cấp, các ngành, nội bộ cơ quan, loại bỏ những quy định không cần thiết để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các cơ quan.
Thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; nâng cao tinh thần, trách nhiệm và sự thân thiện của đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp khi tiếp xúc, hướng dẫn giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp; hướng tới người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt tập trung triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp hiệu quả giữa hình thức làm việc trực tuyến và trực tiếp;
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tập trung triển khai kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu đối với ngành hải quan, thuế, ngân hàng, bảo đảm cắt giảm thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, giảm chi phí.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Trung ương khóa XII để vừa tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương mình.
Bí quyết của Quảng Ninh trong cải cách hành chính
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.