Khu công nghiệp: Cuộc đua số lượng?

Nguyễn Cảnh Thứ bảy, 29/06/2024 - 16:55

Tình trạng phân bổ chỉ tiêu đất dàn trải để đề xuất nhiều dự án cùng lúc, lượng dự án xin chấp thuận chủ trương tăng đột biến sau khi quy hoạch tỉnh được ban hành, đang diễn ra tại một số địa phương.

Hanssip - dự án được coi là KCN hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam - sau nhiều năm vẫn đa phần là cỏ dại (ảnh: Hoàng Anh)

Đây là nhận định của Bộ Kế hoạch và đầu tư liên quan đến đòi hỏi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước khu công nghiệp (KCN) cả nước.

Tính đến nay, cả nước ghi nhận 425 KCN được thành lập với quỹ đất có thể cho thuê gần 131.000ha. Trong số này, 375 KCN nằm ngoài các khu kinh tế, 42 trường hợp trong các khu kinh tế ven biển, 8 trường hợp trong các khu kinh tế cửa khẩu.

Hiện tại, 299 KCN đã hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 92.000ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê cả nước đạt khoảng 51.300ha.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc thành lập mới KCN tại các địa phương thời gian tới cần được đánh giá tổng thể, lựa chọn thứ tự ưu tiên, tránh thành lập tràn lan.

Cụ thể, phần lớn quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, trong đó có tích hợp quy hoạch phát triển KCN. Từ đây, các địa phương đề xuất thành lập mới các KCN.

Tuy nhiên, phần lớn vẫn được đề xuất theo loại hình KCN đa ngành, chưa có nhiều dự án theo loại hình mới như KCN hỗ trợ, sinh thái, công nghệ cao, chuyên ngành.

Đáng chú ý là một số vấn đề liên quan tới ý kiến thẩm định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh.

Tại một số địa phương, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, việc phân bổ chỉ tiêu đất KCN trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 cho các dự án có tính dàn trải. Chỉ tiêu phân bổ cho dự án KCN chiếm tỷ lệ rất thấp so với quy mô diện tích KCN đề xuất trong hồ sơ.

Việc này nhằm đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều dự án KCN trong cùng thời điểm.

Thậm chí, có trường hợp, để “xin” chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án, một số địa phương sử dụng chỉ tiêu đất KCN đã phân bổ cho các dự án đã được chấp thuận chủ trương, cấp chứng nhận đăng ký đầu tư để phân bổ cho các dự án KCN đề xuất.

Hệ quả là dẫn đến khiếu nại giữa các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

Một thực tế khác được chỉ ra tại một số địa phương, sau khi quy hoạch tỉnh được cấp thẩm quyền ban hành, số lượng dự án KCN đề xuất chủ trương gia tăng đột biến, chưa tương xứng với khả năng thu hút các dự án thứ cấp, dẫn đến không đáp ứng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy.

Bên cạnh đó, việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông) và đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng, kịp thời với mức độ phát triển của các KCN. Điều này gây áp lực cho cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các KCN, ảnh hưởng khả năng kết nối giữa các KCN trên địa bàn và khu vực lân cận.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, ủy ban nhân dân các tỉnh, trong quá trình thẩm định phải khẳng định một số nội dung như: diện tích đề xuất dự án KCN phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có liên quan; đảm bảo tổng diện tích đất của các dự án KCN trên địa bàn phù hợp chỉ tiêu đất KCN trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 và 2030.

Đồng thời đặc biệt lưu ý tránh phân bổ dàn trải chỉ tiêu đất KCN, ưu tiên phân bổ cho các dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, rà soát của Bộ cho thấy có tình trạng chậm đầu tư xây dựng các dự án KCN tại một số địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhà đầu tư, như triển khai cùng lúc nhiều dự án dẫn đến khó đảm bảo năng lực tài chính, chưa phối hợp tốt với cơ quan thẩm quyền trong bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án...

Bên cạnh đó có nguyên nhân từ các cơ quan liên quan như chưa xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào KCN, chậm xem xét thủ tục xây dựng, đất đai; sai sót trong rà soát hiện trạng sử dụng đất khi thẩm định hồ sơ dự án...

Ngược với tình trạng trên, một số địa phương khác lại đang phải loay hoay co kéo, thậm chí xin thêm chỉ tiêu sử dụng đất KCN để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất KCN cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh.

Điển hình, khoảng một năm nay, UBND tỉnh Quảng Nam gặp khó khăn về thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, so với các chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phân bổ tại Quyết định số 326 ngày 9/3/2022, thì đến năm 2025 tỉnh còn thiếu khoảng 1.150ha để đáp ứng ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.

Giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam dự kiến phát triển thêm 5 KCN, trong đó có dự án này đã có nhà đầu tư đăng ký và đang được thẩm định, lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư. Năm dự án này là KCN cơ khí ô tô Trường Hải mở rộng (115ha), KCN Nam Thăng Bình (khoảng 499ha), KCN Bắc Thăng Bình (khoảng 246ha), KCN Phú Xuân (108 ha) và KCN Tam Anh 3 (180 ha).

Tuy nhiên, do thiếu chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ nên một số trong các dự án này chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét. 

Mênh mông cỏ xanh trong lòng Hanssip Hà Nội

Mênh mông cỏ xanh trong lòng Hanssip Hà Nội

Tiêu điểm -  3 tháng
Bạt ngàn cỏ xanh và những ngôi nhà hoàn thiện dở dang là hình ảnh bao trùm khu công nghiệp tỷ đô Hanssip sau hơn một thập kỷ ra đời.
Mênh mông cỏ xanh trong lòng Hanssip Hà Nội

Mênh mông cỏ xanh trong lòng Hanssip Hà Nội

Tiêu điểm -  3 tháng
Bạt ngàn cỏ xanh và những ngôi nhà hoàn thiện dở dang là hình ảnh bao trùm khu công nghiệp tỷ đô Hanssip sau hơn một thập kỷ ra đời.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.