Tiêu điểm
Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, chứng khoán
Nguồn tiền đổ vào chứng khoán, bất động sản tăng mạnh những tháng đầu năm đang tạo ra nhiều rủi ro do đó Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ.
Liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng đi vào lĩnh vực rủi ro khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán đang “sốt”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đề nghị các ngân hàng cần kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông, chứng khoán.
Cùng với đó, tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng để kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
Yêu cầu trên được Thống đốc đưa ra tại hội nghị công tác tín dụng năm 2021 của ngành ngân hàng mới diễn ra sáng nay 14/4.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết dư nợ đầu tư kinh doanh chứng khoán trên 45.300 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%; tín dụng bất động sản khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020.
Cụ thể, tín dụng vào chứng khoán vào tháng 11 và tháng 12/2020 tăng trưởng khá nóng, sang tháng 1/2021 đã giảm khoảng 10%. Tuy nhiên, từ tháng 3, lĩnh vực này lại tiếp tục tăng trở lại, đưa về chỉ giảm 1% so với cuối năm 2020.
Các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vẫn được NHNN tiếp tục kiểm soát chặt như tín dụng dụng BOT, BT giao thông khoảng trên 108 nghìn tỷ đồng, giảm 0,15%; tín dụng phục vụ đời sống đạt gần 1,87 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 1,2%.
Trước đó, tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 3, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng lưu ý dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng cao hơn tốc độ tăng tín dụng của nền kinh tế nói chung.
Năm 2021, NHNN đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng chung là 12%, mức tăng trưởng hợp lý với nâng cao chất lượng tín dụng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Với định hướng nói trên, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại điều hành tín dụng mở rộng đi đôi với bảo đảm chất lượng tín dụng theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN, phù hợp với cơ cấu phòng ngừa rủi ro đảm bảo trong hoạt động và luôn đáp ứng việc chi trả cho người dân trong bất kỳ thời điểm nào.
Trong hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch do ảnh hưởng dịch Covid-19, tính đến cuối tháng 3/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ hơn 353.000 tỷ đồng. Hơn 660.000 khách hàng với dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất.
Đặc biệt, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới trên 452.000 khách hàng với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 3 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng dự báo tín dụng sẽ tăng 14,7% trong năm 2021
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.