Tài chính
Ngân hàng dự báo tín dụng sẽ tăng 14,7% trong năm 2021
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng được điểu chỉnh tăng so với mức 13% kỳ vọng ở kỳ khảo sát trước của Ngân hàng Nhà nước.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý II của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) cho thấy tỷ lệ các ngân hàng dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong quý II/2021 và cả năm 202 cao hơn so với tỷ lệ ngân hàng dự báo mặt bằng lãi suất tăng.
Bình quân toàn hệ thống, kỳ vọng mặt bằng lãi suất tính đến cuối năm 2021 về cơ bản xoay quanh mức lãi suất phổ biến ở cuối năm 2020. Bước sang năm 2022, bình quân toàn hệ thống kỳ vọng mặt bằng lãi suất tăng 0,34 điểm cơ bản.
Theo nhận định của các ngân hàng, mặt bằng rủi ro của khách hàng mặc dù tiếp tục tăng nhẹ trong quý I/2021, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại và có dấu hiệu sẽ giảm nhẹ trong quý II/2021. Tính chung cả năm 2021, mặt bằng rủi ro tổng thể được dự báo duy trì không đổi hoặc tăng nhẹ so với năm 2020 nhưng sẽ giảm trở lại vào năm 2022.
Huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng bình quân 4,6% trong Quý II/2021 và tăng 12% trong năm 2021 (tương đương kỳ vọng của kỳ trước). Dự báo năm 2022, huy động vốn của toàn hệ thống TCTD có thể tăng trưởng đạt 13%.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 5,09% trong quý II/2021 và tăng 14,7% trong năm 2021, điều chỉnh tăng so với mức 13% kỳ vọng ở kỳ trước. Dự báo trong năm 2022, tăng trưởng dư nợ tín dụng của nền kinh tế có thể đạt 15%.
Tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong quý I/2021 tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn so với quý IV/2020, chỉ số cân bằng âm 1,4%, cho thấy nợ xấu trong quý này có xu hướng giảm so với quý trước. Xu hướng giảm nợ xấu tiếp tục được các ngân hàng dự kiến rõ nét hơn trong quý II/2021 (chỉ số cân bằng tiếp tục giảm xuống mức âm 6,7%).
Theo đánh giá của các tổ chức tín dụng, tình hình kinh doanh trong quý I/2021 có cải thiện nhưng với tốc độ chậm lại do ảnh hưởng từ dịp nghỉ Tết Nguyên Đán. Các tổ chức tín dụng cũng điều chỉnh thu hẹp hơn kỳ vọng về tốc độ phục hồi kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong năm 2021.
Dự kiến trong thời gian tới, có 74,8% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý II/2021 và 76,6% kỳ vọng cải thiện hơn trong cả năm 2021 (thấp hơn tỷ lệ 81% ở kỳ điều tra trước). Bên cạnh đó, vẫn còn 7,5% quan ngại triển vọng kinh doanh “suy giảm nhẹ” trong năm 2021. Chỉ số cân bằng đạt 43,9%, tiếp tục điều chỉnh giảm so với mức 51,4% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 12/2020.
Tại cuộc điều tra kỳ này, xét trên bình diện toàn hệ thống, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận không khả quan bằng kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Tỷ lệ tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương trong năm 2021 đã giảm từ 95% ở kỳ điều tra trước xuống còn 87,5%; tỷ lệ lo ngại lợi nhuận giảm đã tăng từ mức 5% lên 9,6%.
Các ngân hàng đánh giá trong quý I/2021, các nhân tố chủ quan và khách quan tiếp tục có những tác động tích cực hơn đến tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng so với quý trước. “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị” dự kiến tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và NHNN, trong khi đó, “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” cùng với “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” được kỳ vọng là những nhân tố quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh trong cả năm 2021.
Bên cạnh đó, các ngân hàng nhận định “Sự cạnh tranh từ các ngân hàng” là vấn đề đáng quan ngại có thể làm suy giảm tình hình kinh doanh của trong quý I/2021 và dự kiến có thể tiếp diễn trong cả năm 2021.
Tín dụng tăng 1,47% từ đầu năm
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.