Phát triển bền vững

Kiến nghị sửa đổi quy định 'trái luật' trong dự thảo nghị định về Luật Bảo vệ môi trường 2020

Phạm Sơn Thứ năm, 14/10/2021 - 08:44

Theo các hiệp hội, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn còn nhiều điều bất cập, thiếu rõ ràng và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

11 hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, rà soát lại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức nhiều buổi tham vấn với các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức và cá nhân, từ đó có những bước chỉnh lý theo chiều hướng tiến bộ hơn, trước khi được Bộ Tư pháp thẩm định.

Tuy nhiên, sau buổi họp thẩm định với Bộ Tư pháp vào cuối tháng 9 vừa qua, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều nội dung xa rời thực tế và không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Những nội dung này có thể sẽ tạo ra cản trở rất lớn để doanh nghiệp có thể tuân thủ, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, trong bối cảnh doanh nghiệp phải chịu nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.

Chính từ những quan ngại này, mới đây, các hiệp hội doanh nghiệp đã gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, với nội dung “khẩn thiết đề nghị xem xét, rà soát kỹ lưỡng nội dung dự thảo”.

Trong thư kiến nghị, các hiệp hội cho biết nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 không được đưa ra những quy định nằm ngoài Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như mâu thuẫn với các luật hiện hành khác.

Đại diện doanh nghiệp đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định lại các nội dung còn chưa phù hợp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, là phải xây dựng đúng tinh thần đảm bảo thuận lợi cho công tác quan lý nhà nước nhưng cũng phải hạn chế tối đa tác động tiêu cực với doanh nghiệp.

Nhóm hiệp hội đưa ra 6 nhóm góp ý quan trọng để xem xét lại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Đầu tiên, phải đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường, chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm. Theo nhận định của các hiệp hội, thủ tục cấp giấy phép môi trường như dự thảo nghị định đưa ra vẫn rất phức tạp, thiếu rõ ràng và phát sinh nhiều thủ tục hành chính.

Những thiếu sót này có thể là tiền đề để tạo ra cơ chế xin – cho, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng cũng không tạo ra hiệu quả về mặt môi trường.

Thứ hai, sửa đổi và bãi bỏ các quy định trái với thực tiễn, ví dụ như quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng cho cả doanh nghiệp đã hoạt động nhưng không nêu rõ ai phải chịu chi phí di dời; quy định lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động vừa tốn kém vừa thiếu hiệu quả; quy định cấm lưu hành, sử dụng nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy…

Thứ ba, đề nghị không thành lập các cơ quan là Văn phòng EPR quốc gia hay Hội đồng EPR quốc gia do không có quy định rõ ràng, quy định hoạt động “trái luật hiện hành”, có thể làm tăng biên chế bất hợp lý.

Thứ tư, bổ sung khung pháp lý để quản lý khoản đóng góp tài chính theo công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Theo các hiệp hội, quy định trong dự thảo nghị định về việc sử dụng khoản đóng góp tài chính này đang “không đúng mục đích và trái luật”.

Thứ năm, điều chỉnh tỷ lệ thu gom, tái chế bắt buộc và mức phí đóng góp cho hoạt động thu gom, tái chế bắt buộc theo hướng phù hợp, có cơ sở khoa học, tránh xảy ra hiện tượng phí chồng phí, gây ra gánh nặng cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, lùi thời hạn thực hiện công cụ EPR đến tháng 1/2025 để có thời gian xây dựng ngành công nghiệp tái chế sẵn sàng đáp ứng các quy định mới, đồng thời cũng là tạo cơ hội để doanh nghiệp phục hồi sau cú sốc Covid-19.

11 hiệp hội doanh nghiệp ký tên vào kiến nghị bao gồm Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  11 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  11 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều