Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến cộng đồng doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến cộng đồng doanh nghiệp.Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2020, dự kiến có hiệu lực từ năm 2022, với nhiều quy định mới, mang tính bước ngoặt trong việc quản lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tuy nhiên, những quy định mới của Luật khiến cộng đồng doanh nghiệp có không ít băn khoăn và lo lắng. Nhiều tổ chức đại diện doanh nghiệp như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), Hiệp hội Sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)… thời gian qua đã gửi nhiều kiến nghị, góp ý một số quy định trong dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi Luật.
Cộng đồng doanh nghiệp cho biết rất hoan nghênh tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường 2020, tuy nhiên mong muốn điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuân thủ mà không chịu quá nhiều áp lực, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài gây ra nhiều khó khăn.
Một số kiến nghị của doanh nghiệp về việc giãn thời hạn thực thi công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR), quy định lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải… đã được Bộ Tài nguyên và môi trường có thông tin phản hồi.
Tuy nhiên, phản hồi của nhiều hiệp hội doanh nghiệp vẫn cho thấy một số điểm quan ngại về dự thảo nghị định, đặc biệt là về cơ chế thực thi công cụ EPR hay quy định cắt giảm thủ tục hành chính.
Xem xét các góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư… tiếp tục làm việc với đại diện doanh nghiệp về các vấn đề nêu trên.
TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng được nâng cao và rất sẵn sàng để thực thi các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp "sợ" khi các quy định mới đi vào hiệu lực là sợ cơ chế thực thi kém hiệu quả, sợ sự hình thành của cơ chế xin - cho, của các nhóm lợi ích.Phó Thủ tướng đề nghị dự thảo nghị định cần được xây dựng đúng theo tinh thần đảm bảo thực tiễn, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng phải hạn chế tối đa tác động tiêu cực, tạo gánh nặng chi phí, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, dự thảo nghị định vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện dựa trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan, do đó rất mong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp thêm ý kiến xây dựng nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét và ban hành.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.