Phát triển bền vững
Kiến tạo những giá trị mới cho doanh nghiệp Việt từ chuyển đổi xanh
Ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể chỉ dừng ở sản xuất, mà cần tham gia sâu vào việc tái tạo giá trị từ nguyên liệu đã qua sử dụng.
Hướng đến mục tiêu trở thành công ty nhựa tái chế công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Duytan Recycling đã tiên phong đầu tư công nghệ tái chế hiện đại “Bottle to Bottle”, hoàn thiện hệ thống quản trị và đáp ứng hơn 20 tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế, bao gồm những tiêu chuẩn khắt khe của các cơ quan an toàn thực phẩm như FDA của Hoa Kỳ và EFSA của châu Âu.
Giai đoạn từ 2020 - 2024, Duytan Recycling đã thu gom và tái chế hơn 80.000 tấn rác thải nhựa - tương đương 6 tỷ chai nhựa - đóng góp tích cực vòng tuần hoàn nhựa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của Duytan Recycling cho rằng, trong bối cảnh ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể chỉ dừng ở sản xuất, mà cần tham gia sâu vào việc tái tạo giá trị từ nguyên liệu đã qua sử dụng.
Theo ông Lê Anh, việc xây dựng hệ sinh thái tái chế bền vững đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ phân loại rác tại nguồn, thực hiện chính sách EPR (Extended Producer Responsibility - trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), đến phát triển các sản phẩm nhựa tái chế đạt chuẩn an toàn thực phẩm.
"Duytan Recycling hiện đã đầu tư vào công nghệ hiện đại, truy xuất nguyên liệu đầu vào và mở rộng hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước nhằm khép kín vòng tuần hoàn nhựa tại Việt Nam", ông Lê Anh chia sẻ tại buổi họp báo về Diễn đàn chuyển đổi Xanh và Ngày hội tái chế 2025, sẽ diễn ra vào cuối tháng này, tại TP.HCM.
Cơ hội vàng để kiến tạo những giá trị mới cho doanh nghiệp
Ông Đặng Thanh Long, Trưởng phòng đào tạo và phát triển bền vững của Interek Việt Nam, nhận định, chuyển đổi xanh là xu thế bắt buộc, đặc biệt khi các chính sách toàn cầu như: cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), và kiểm kê phát thải khí nhà kính (GHG)... đang dần trở thành điều kiện tiên quyết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo chuyên gia này, việc doanh nghiệp Việt minh bạch phát thải, tính toán và công bố GHG sẽ là nền tảng để doanh nghiệp duy trì khả năng xuất khẩu và thu hút đầu tư.
"Hành động sớm không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro tuân thủ, mà còn mang lại lợi thế dài hạn về thương hiệu và vị thế cạnh tranh", ông Long nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông Long cũng phân tích vai trò của EPR, cơ chế buộc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình sau tiêu dùng, bao gồm thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Trong bối cảnh lượng rác nhựa, rác điện tử tăng mạnh, EPR là công cụ quan trọng thúc đẩy sản phẩm được thiết kế theo hướng sinh thái và tuần hoàn.
Tại Việt Nam, khung pháp lý cho EPR đã dần hoàn thiện với Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nghị định và thông tư hướng dẫn chi tiết, trong đó quy định rõ đối tượng áp dụng, tỷ lệ tái chế, hình thức kê khai, giám sát và thực hiện qua hệ thống điện tử quốc gia.
"Việc thực thi EPR sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn mở ra cơ hội định vị thương hiệu xanh, giảm chi phí xử lý dài hạn và thúc đẩy đổi mới sản phẩm", ông Long khẳng định.
Áp lực kép
Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, nhưng theo các doanh nghiệp, hành trình này vẫn đang đối mặt với "áp lực kép" về chi phí sản xuất cao và thị trường chưa sẵn sàng trả thêm cho giá trị bền vững. Chưa kể, hành trình này còn gặp nhiều rào cản về công nghệ và cả chính sách.
Bà Nguyễn Bích Diền, Phó tổng giám đốc Công ty CP Kết nối thời trang (Faslink), chia sẻ thách thức trước hết nằm ở áp lực tăng trưởng và sự chấp nhận của thị trường, vốn vẫn còn rất nhạy cảm về giá.
"Đa phần người tiêu dùng hiện nay dễ bị cuốn vào xu hướng thời trang nhanh (fast fashion), họ có xu hướng quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chất lượng và nguồn gốc bền vững của sản phẩm", bà Diền nói.

Trong khi đó, các sản phẩm xanh, quần áo làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường ở giai đoạn đầu thường có giá thành cao hơn hẳn so với polyester hay cotton truyền thống. Điều này tạo ra một nghịch lý là doanh nghiệp thời trang muốn 'xanh hóa' nhưng lại đối mặt với nguy cơ mất sức cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp cùng ngành.
Thêm vào đó, thách thức ngành thời trang bền vững là làm sao cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và giảm tiêu thụ.
“Chúng tôi không khuyến khích khách hàng mua nhiều, mà khuyến khích họ mua những sản phẩm chất lượng hơn, có vòng đời sử dụng dài hơn. Chúng tôi theo đuổi việc tuần hoàn và xanh hóa ngành dệt may, thay vì chạy theo doanh số từ việc tiêu dùng quá mức”, bà Diền thẳng thắn.
Theo đại diện Faslink, trong quá trình làm việc với Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cùng nhiều trường ĐH lớn khác, doanh nghiệp tiếp xúc với rất nhiều ý tưởng sáng tạo như: vải từ vỏ chuối, vải từ nấm… từ các đồ án sinh viên. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp này vẫn đang "nằm trong phòng thí nghiệm", chưa thể đưa ra quy mô sản xuất công nghiệp vì thiếu sự liên kết đa ngành và một lộ trình thương mại hóa rõ ràng.
Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp đề xuất cần có những nền tảng công nghệ (platform) chung, giúp họ dễ dàng đo lường và quản lý các chỉ số phát thải.
“Ở châu Âu đã có khái niệm ‘hộ chiếu sản phẩm dệt may’ (textile passport), cho phép tính toán lượng phát thải carbon trên từng sản phẩm. Chúng tôi hy vọng Việt Nam cũng sớm có những công cụ tương tự để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và đo lường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mình đang ở đâu trên bản đồ xanh, từ đó xây dựng lộ trình hành động cụ thể”, bà Diền kiến nghị.
Ông Lê Viết Đông Hiếu, Trưởng phòng phát triển bền vững của Duy Tân Recycling, cho biết, Công ty chuyên tái chế nhựa theo mô hình "bottle-to-bottle" (từ chai cũ thành chai mới đạt chuẩn thực phẩm), nhưng đang gặp thách thức lớn ở khâu đầu vào.
“Để sản xuất chai nhựa tái chế đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nguồn chai nhựa thu gom phải sạch. Nhưng thực tế, chai nhựa thu gom từ môi trường thường rất bẩn, làm tăng đáng kể chi phí xử lý cho sạch lại”, ông Hiếu thông tin.
Cũng theo ông Hiếu, chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) có hiệu lực từ đầu năm 2024 mới chỉ dừng ở việc yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm thu gom bao bì. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn bắt buộc về tỷ lệ tái chế trong sản phẩm, hay quy định cụ thể về nhựa tái chế dùng cho thực phẩm.
“Chúng tôi mong muốn Nhà nước sớm ban hành các tiêu chuẩn này, đồng thời có cơ chế về nhãn sinh thái. Một khung chính sách rõ ràng sẽ tạo ra một sân chơi công bằng và thúc đẩy toàn ngành cùng phát triển,” ông Hiếu chia sẻ.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhấn mạnh, chuyển đổi xanh không còn là lý thuyết, mà là hành động sống còn.
Vì vậy, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã quyết định tổ chức Diễn đàn chuyển đổi Xanh và Ngày hội tái chế 2025. Sự kiện dự kiến diễn ra vào ngày 31/7 tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), quy tụ gần 500 đại diện các bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, trường đại học và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo vì môi trường.
"Diễn đàn không chỉ là nơi trình bày chính sách hay công nghệ, mà là điểm hẹn của những người đang hành động vì tương lai bền vững. Từ các mô hình tuần hoàn đến sản phẩm tái chế, từ sân khấu đến các gian triển lãm, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra một chuỗi cảm hứng mạnh mẽ, giúp mỗi người nhận ra vai trò của mình trong hành trình xanh hóa Việt Nam", bà Kim Hạnh nói.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024
Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN và Công ty CP Khuôn chính xác Minh Đạt thuộc Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024.
Duy Tân thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
Công ty Duy Tân và Công ty Nhựa tái chế DUYTAN chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu 37 năm hình thành và phát triển,
Thị trường carbon: Việt Nam đang ở đâu?
Thị trường carbon là cơ hội lớn hướng đến giảm phát thải và đem lại lợi ích đa bên nhưng quãng đường đến với thị trường carbon vẫn còn nhiều gian truân.
Ba mô hình tiên phong trên hành trình Net Zero Việt Nam
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 vinh danh ba mô hình nổi bật: lúa‑tôm phát thải thấp, rừng Cao Quảng phục hồi và tập đoàn TH đạt trung hòa carbon.
Giá trị vô hình đằng sau mỗi tín chỉ carbon
Tín chỉ carbon không chỉ bao hàm giá trị giảm phát thải khí nhà kính, mà còn đi kèm những giá trị về lịch sử, văn hóa, nhân văn, tâm linh và sinh kế.
Tín chỉ carbon rừng: Phía sau nguồn lợi hàng trăm tỷ đồng
Tín chỉ carbon rừng không chỉ góp phần vào mục tiêu giảm phát thải mà còn mang lại nguồn lợi tài chính mới cho các bên.
MSB công bố khung tài chính bền vững
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) công bố khung tài chính bền vững (Sustainable finance framework - SFF), đánh dấu bước tiến mới trong lộ trình phát triển bền vững, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài của MSB đối với tăng trưởng xanh, sự cân bằng về các yếu tố môi trường – xã hội và lợi ích các bên liên quan.
Kiến tạo những giá trị mới cho doanh nghiệp Việt từ chuyển đổi xanh
Ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể chỉ dừng ở sản xuất, mà cần tham gia sâu vào việc tái tạo giá trị từ nguyên liệu đã qua sử dụng.
Tập đoàn KIDO rót tiền mua 41% cổ phần của đơn vị vận hành Vạn Hạnh Mall
Vạn Hạnh Mall là trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM với tổng diện tích xây dựng lên đến 90.000 m2, diện tích thương mại 55.000 m2 với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Bảng giá đất mới: Cần ‘may chiếc áo' mà ai mặc cũng vừa
Một bảng giá đất tốt không nhất thiết phải "tiệm cận giá thị trường" bằng mọi giá, mà phải tiệm cận với công lý, khả năng chi trả của số đông và với chiến lược phát triển dài hạn.
TP.HCM đề nghị Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến đường ven sông Sài Gòn
Trước đó, Sun Group đề xuất UBND TP.HCM cho phép nghiên cứu xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn với quy mô từ 8 đến 10 làn xe, chiều dài khoảng 40 km.
Thị trường carbon: Việt Nam đang ở đâu?
Thị trường carbon là cơ hội lớn hướng đến giảm phát thải và đem lại lợi ích đa bên nhưng quãng đường đến với thị trường carbon vẫn còn nhiều gian truân.
Hệ sinh thái tiện ích đẳng cấp kiến tạo không gian đáng sống bậc nhất Tây Bắc TP.HCM
Những kỳ tích thanh khoản được ghi nhận thời gian qua là chứng minh cho sức hấp dẫn của Vinhomes Green City. Bên cạnh chính sách giãn xây độc quyền, mức vốn sở hữu chỉ từ 550 triệu đồng, hạ tầng bứt phá… không gian sống xanh cùng hệ tiện ích vượt trội lần đầu tiên được thiết lập tại khu vực cũng là động lực hút dòng người và dòng tiền chảy mạnh về Tây Bắc TP.HCM.
Reatimes Holdings khởi công khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown
Khu nhà thương mại liền kề HDB - Palmy Biztown tại phường Thanh Liệt, TP. Hà Nội đã chính thức được khởi công ngày 23/7.