Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Dịch bệnh kéo dài suốt hơn 1 năm đang vắt kiệt sức của doanh nghiệp, cùng với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như lạm phát, nợ xấu tăng cao, chuỗi cung ứng bị tổn thương… Các chuyên gia cảnh báo về triển vọng thiếu lạc quan đối với nền kinh tế 6 tháng cuối năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính riêng quý II/2021, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,61%, cao hơn so với quý I cũng như cùng kỳ năm ngoái.
Tính cả 6 tháng đầu năm, GDP tăng trưởng 5,64%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%.
Nhìn vào số liệu về tăng trưởng, nền kinh tế cho thấy tín hiệu phục hồi tương đối khả quan. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, con số GDP “không thể phản ánh hết được những khó khăn đang gặp phải của nền kinh tế”.
Thách thức tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chỉ ra, doanh nghiệp Việt Nam đang phải vật lộn với sự tăng mạnh của giá đầu vào. Cụ thể, tính đến tháng 6, giá hàng hóa phi nhiên liệu tăng gần 40%, trong đó giá nguyên vật liệu đầu vào cho công nghiệp tăng gần 70%, giá nguyên vật liệu nông nghiệp thô tăng gần 30%.
Nguồn cung bị cắt giảm cộng với nhu cầu phục hồi khiến giá nhiên liệu tăng rất cao, đạt mức 108%. Giá cước vận tải biển cũng tăng khoảng từ 4 – 8 lần trong nửa đầu năm 2021 và được dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ông Anh nhận xét, sự tăng giá của đầu vào sản xuất có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp cũng như giá hàng hóa tiêu dùng trong tương lai. Như vậy, mặc dù tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm ổn định ở mức 2,41%, nguy cơ xảy ra lạm phát vào những tháng cuối năm đang rất hiện hữu, khi thị trường phục hồi nhu cầu tiêu dùng và doanh nghiệp chuyển phần chi phí tăng thêm vào giá bán.
Dịch Covid-19 kéo dài làm doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, đứt gãy dòng tiền. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sức khỏe của doanh nghiệp đang ngày càng suy yếu, kiệt quệ sau khoảng thời gian dài chống chịu với đại dịch.
“Một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công của năm 2020 là sức chống chịu và tính linh hoạt của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, nguồn tích lũy của doanh nghiệp cũng trở nên cạn kiệt. Nền kinh tế chứng kiến sự suy yếu khi trụ cột đang bị lung lay, không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà cả doanh nghiệp lớn cũng phải rời bỏ thị trường”, ông Bảo cho biết.
Sức khỏe của doanh nghiệp cũng đang đẩy nguy cơ về phía ngành tài chính, ngân hàng khi không có dòng tiền trả nợ. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV dự báo, khoảng 115 nghìn tỷ đồng có khả năng trở thành nợ xấu, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng mức trích lập dự phòng lên khoảng 40 nghìn tỷ đồng, chưa kể phải giảm lãi suất theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với đó, đầu tư công giải ngân chậm chạp, xuất khẩu không đạt được mục tiêu đề ra, tiêu dùng nội địa tăng trưởng không cao làm mất đi động lực tăng trưởng. “Cỗ xe tam mã” cho đà tăng trưởng được Chính phủ đưa ra không thể phát huy trọn vẹn vai trò vào năm 2021.
Trước những rủi ro kể trên, VEPR đưa ra dự báo, kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 không hề lạc quan. Với kịch bản tốt nhất, nền kinh tế có thể tăng trưởng từ 5,4 – 6,1%, không đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.
Liều thuốc cho nền kinh tế
Theo nhóm nghiên cứu VEPR, chiến lược đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng vẫn là giải pháp then chốt để đẩy lùi dịch bệnh, từng bước ổn định tình hình kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công vào cơ sở hạ tầng cần được đẩy nhanh để tạo động lực ổn định và lâu dài cho nền kinh tế.
Mặt khác, các gói tài khóa cung cấp trang thiết bị y tế, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn cần được thực hiện. Đây là biện pháp giúp Việt Nam chuẩn bị tốt trước diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp và có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào, kể cả sau khi đã kiểm soát được tình hình.
Nhóm nghiên cứu VEPR cũng đề xuất thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, tuy nhiên kiểm soát tăng trưởng cung tiền ở mức khoảng 10%, đi kèm với những biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức độ vừa phải.
Đồng tình với các hàm ý chính sách VEPR đưa ra, TS. Lực bổ sung, trong thời gian tới, cần có chiến lược tìm kiếm một số động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế để thay thế, bổ sung cho “cỗ xe tam mã”. Chiến lược này có thể tập trung vào hỗ trợ và phát triển kinh tế hộ gia đình; kinh tế số; cải thiện môi trường kinh doanh…
Về vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, theo ông Lực, lạm phát là vấn đề rất đáng ngại nhưng Việt Nam không nên làm thái quá, tránh hiện tượng “bóp nghẹt” như năm 2011 mà nên ứng xử một cách phủ hợp, giúp nền kinh tế có sức phục hồi.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.