Điều gì đang đợi các startup trong cuộc suy thoái?
Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.
Thị trường dầu vẫn không ngừng leo thang. Cho đến hôm thứ ba vừa rồi, giá dầu đã tăng lên mức 120 USD/thùng. Thị trường năng lượng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về chuỗi cung ứng do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Do xung đột, các nhà lãnh đạo châu Âu đã và đang đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga, đồng thời tuyên bố rằng khu vực này sẽ cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay.
Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng giá năng lượng tăng cao đã đẩy áp lực lạm phát lên mức chưa từng có, từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thoái. Trong một báo cáo hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Francisco Blanch (người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và phái sinh toàn cầu của Ngân hàng Hoa Kỳ - America Bank) cho rằng: một khi giá dầu đạt kỷ lục mới, rất có khả năng một cuộc suy thoái hàng hóa tồi tệ như những năm 1980 sẽ xảy ra.
Ông nói: "Liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục mở rộng khi nguồn cung dầu bị thắt chặt?”
Ông Blanch lưu ý rằng trước chiến tranh, Nga xuất khẩu khoảng 8 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ông cho biết: "Chúng tôi tin rằng trong năm tới, nhu cầu dầu trên thế giới có thể đạt mức trước khi Covid diễn ra. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi Nga có thể xuất khẩu ở mức gần 10 triệu thùng/ngày, cũng như khối OPEC và các đối tác (OPEC +) tăng thêm nguồn cung.
Ông cho biết thêm: “Với mục tiêu 120 USD/thùng dầu Brent trong tầm tay, chúng tôi tin rằng việc Nga giảm mạnh sản lượng dầu xuất khẩu có thể gây ra một cuộc khủng hoảng dầu tương tự với những năm 1980, khiến giá dầu Brent bị đẩy lên vượt ngưỡng 150 USD/thùng."
Mặc dù thị trường dầu và GDP toàn cầu có mối tương quan thấp hơn so với 40 năm về trước, nhưng Blanch cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục phải dựa vào năng lượng để mở rộng và phát triển.
Blanch cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã đo lường GDP của Hoa Kỳ thông qua các số liệu như lượng ô tô bán ra, số chuyến bay không đã được thực hiện hoặc số lượng trung tâm dữ liệu mới được xây dựng trong một năm nhất định. Chẳng một nền kinh tế lớn nào có thể mở rộng nếu không có năng lượng. Theo quan điểm của chúng tôi, bất kể nguồn năng lượng đó là gì, là năng lượng nhiệt hay năng lượng tái tạo, chỉ cần có sẵn nguồn năng lượng thì các quốc gia có thể mở rộng và phát triển nền kinh tế."
Mặc dù cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã làm những vấn đề trên thị trường năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng, Blanch cũng lưu ý rằng nguồn cung năng lượng vốn đã có vấn đề trong một thời gian dài. Cả hai yếu tố này đều khiến cho giá dầu tăng cao hơn.
Blanch nói: "Trọng tâm của vấn đề nguồn cung trên thị trường dầu là sự thay đổi độ co giãn của nguồn cung theo giá dầu. Nói chung, số lượng giàn khoan của các nước không thuộc nhóm OPEC đã không còn phản ứng như trước đây khi giá dầu toàn cầu tăng. Kết quả là giá dầu phải điều chỉnh gấp đôi để cân bằng khi thị trường đối mặt với cú sốc nguồn cung tiêu cực."
Ngân hàng Hoa Kỳ nhận thấy rằng đồng USD mạnh hơn cũng gây tác động đến thị trường dầu mỏ. Ông Blanch cho rằng sự thay đổi gần đây trong mối quan hệ giữa dầu mỏ và đồng đô la Mỹ là một điều đáng kinh ngạc.
"Nhìn vào mối tương quan trong quá khứ, có thể thấy rằng khi đồng USD mạnh hơn thì giá dầu sẽ giảm và khi đồng USD yếu đi, giá dầu sẽ tăng lên. Theo quan điểm của chúng tôi, việc Mỹ chuyển đổi vai trò từ một nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới thành một nhà xuất khẩu ròng chính là nguyên nhân lớn nhất của sự thay đổi này. Kết quả là cùng với khủng hoảng đang lan rộng, hầu hết những nền kinh tế lớn trên thế giới hiện đang phải đối mặt với việc giá dầu diesel tính bằng nội tệ đang cao hơn rất nhiều so với mức giá 100USD/thùng vào tháng 6 năm 2014.
Mặc dù giá năng lượng tăng làm khả năng suy thoái kinh tế tăng lên, Blanch cho biết suy thoái vẫn không phải là viễn cảnh của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng.
“Mỹ khó có khả năng rơi vào suy thoái vì giá năng lượng tăng. Trong khi đó các nước khác đang phải đối mặt với vấn đề đó là năng lượng đang bị đánh thuế nhiều hơn.”
Cùng với giá năng lượng tăng, các nhà phân tích hàng hóa đã nhận thấy tiềm năng tăng giá của vàng. Giá năng lượng cao sẽ tiếp tục đẩy lạm phát cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ tăng trưởng thấp sẽ tạo ra một môi trường lạm phát kéo dài, nhu cầu tiêu dùng bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao.
Ngân hàng Hoa Kỳ không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra nhận định về suy thoái kinh tế. Trong một bản báo cáo vào hôm thứ ba vừa rồi, ông Jan Hatzius (nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Goldman Sachs) cho biết ngân hàng này không cho rằng nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái.
Ông cho biết: “Mặc dù theo dự báo tăng trưởng của chúng tôi, nền kinh tế sẽ không tăng trưởng được như kỳ vọng, nhưng chúng tôi tin rằng người ta đã thổi phồng quá mức về khả năng suy giảm nền kinh tế trong năm nay. Suy thoái chỉ có thể xảy ra nếu trên thế giới tiếp tục xuất hiện những sự kiện tiêu cực mới”.
Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.
Tâm lý kinh doanh ngành sản xuất trong tháng 8 đạt mức thấp của 15 tháng khi tình trạng trầm trọng của đợt bùng phát Covid-19 hiện nay đã khiến một số công ty dự đoán thời gian hạn chế hoạt động vẫn kéo dài.
Các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nỗ lực bảo tồn toàn cầu bằng cách chứng minh cam kết xã hội của họ đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái.
Theo Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC), sự chậm trễ trong việc gia hạn biểu giá FiT sẽ cản trở sự phát triển của chuỗi cung ứng và gây trở ngại cho việc giảm chi phí tại thị trường điện gió của Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.