Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn

Phương Linh Chủ nhật, 31/03/2024 - 07:48

Dù tăng trưởng kinh tế thấp quý đầu năm, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, dư địa tăng của những quý tiếp theo là tích cực. Trong cả năm 2024, GDP của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đã được Quốc hội đề ra.

Tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2024 sẽ đạt mục tiêu đã được Quốc hội đề ra là từ 6 - 6,5%. Ảnh: Hoàng Anh.

Triển vọng hồi phục tích cực

Mặc dù GDP quý I năm 2024 chỉ tăng 5,66%, song TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV vẫn tin tưởng, tăng trưởng trong cả năm nay sẽ đạt mục tiêu từ 6 - 6,5% đã được Quốc hội đề ra là.

Lý do được vị chuyên gia này đưa ra là các động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang hồi phục tốt hơn khi lạm phát tăng trong mục tiêu kiểm soát, lãi suất giảm nhẹ và tỷ giá ổn định.

Khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam được đánh giá tốt, kinh tế phục hồi quý sau cao hơn quý trước. Nhìn vào bức tranh hai tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã có một số điểm sáng tích cực. Điển hình như vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ năm năm qua.

Cùng với đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) hai tháng liên tiếp tăng trên 50% trong khi giảm liên tục dưới 50% vào cuối năm 2023. Cụ thể, PMI tháng 1 đạt 50,3 điểm, tháng 2 đạt 50,4 điểm. Con số này thể hiện ngành sản xuất bắt đầu cải thiện rõ rệt.

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn
TS. Cấn Văn Lực tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024”.

Xuất khẩu cũng đã tăng trở lại, trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì cao; nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, ông Lực cho rằng, các động lực tăng trưởng kinh tế 2024 đang phục hồi tích cực. Bốn động lực tăng trưởng truyền thống bao gồm nông - lâm - thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ , thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đều khả quan.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của nền kinh tế. Đặc biệt xuất khẩu đã tăng trở lại, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì cao; nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần (dù ngắn hạn). Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 33%.

Thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng tích cực khoảng 13% từ đầu năm, các nhóm ngành tăng trưởng âm trong năm trước đều phục hồi mạnh.

Đáng chú ý, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi.Theo Bộ Xây dựng, tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) sáu tháng cuối năm 2023 tăng 13% so với sáu tháng đầu năm. Giá chung cư tại Hà Nội và TP. HCM năm 2023 tăng 3-5%.

Theo ông Lực, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Bởi, bất động sản Trung Quốc đang dư cung trầm trọng, trong khi đó, tại Việt Nam lại đang thiếu cung.

Đối với các doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính cũng đã qua giai đoạn khó khăn nhất. Việc tiếp cận vốn được duy trì và khả năng huy động vốn cũng như nguồn lực đầu tư – kinh doanh dễ dàng hơn. Trong khi đó, các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ, thể chế được quan tâm hoàn thiện. Niềm tin đã phục hồi, dù còn chậm.

Chính vì vậy, dù tăng trưởng kinh tế thấp quý đầu năm, nhưng dư địa tăng của những quý tiếp theo là rất lớn.

"Ngay cả với con số GDP 5,66% của quý I cũng là một điểm sáng tích cực khi quý I năm ngoái tăng trưởng chỉ hơn 3%", ông Lực nhận định.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng cho rằng, từ cuối năm 2023, đầu năm 2024, một thông tin tích cực đối với nền kinh tế là điều kiện tài chính, tiền tệ đang dần cải thiện.

Trong năm 2023, lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể với bốn lần hạ lãi suất. Tỷ giá ở mức tương đối ổn định (VND/USD mất giá 2,8%); lạm phát ở mức thấp 3,2%, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.

Theo vị chuyên gia này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay có thể đạt mức 5,5% - 6,3%, nhờ các động lực tăng trưởng. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tương đối tốt. Bên cạnh xuất khẩu nông sản thì sản xuất công nghiệp cũng đang phục hồi lại.

Đầu tư FDI, đầu tư công cũng tăng tốt ngay từ hai tháng đầu năm. Năm ngoái, các dự báo đều đánh giá giải ngân vốn đầu tư công sẽ tăng nhưng không ai nghĩ mục tiêu 95% có thể đạt được. Năm 2023, tỷ lệ giải ngân khá tốt khoảng 680.000 tỷ đồng/710.000 tỷ đồng vốn kế hoạch.

Điều tiên quyết là nỗ lực chính sách và cải cách của Việt Nam

Mặc dù triển vọng tăng trưởng GDP có nhiều yếu tố thuận lợi, song theo nhiều chuyên gia, những thách thức là không thể phủ nhận. Kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi trong khó khăn.

Nhìn trong dài hạn, ông Thành cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây và thấp hơn nhiều so với tăng trưởng kỳ vọng.

Nguyên nhân đến từ ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19; biến động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và mô hình tăng trưởng cũ dựa nhiều vào vốn, lao động giá rẻ đã đến điểm tới hạn.

GDP quý I tăng 5,66%

Về các tác động từ bên ngoài, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro, bất định rất lớn từ xung đột địa chính trị, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguy cơ từ biến đổi khí hậu; thiên tai, thời tiết cực đoan có thể làm sâu sắc thêm khủng hoảng năng lượng, lương thực và nguy cơ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, lạm phát vẫn còn ở mức cao, lãi suất đồng USD và Euro sau khi tăng đỉnh điểm, đã chững lại từ cuối 2023, song còn đứng ở mức cao.

Để phục hồi kinh tế bền vững, ông Thành cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát ở mức thấp, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Từ đó, niềm tin của thị trường sẽ được khôi phục và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục kích cầu tiêu dùng, du lịch; đầu tư, phát triển hạ tầng, thu hút FDI chất lượng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi.

Ba là hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy hoạch các ngành lĩnh vực, cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước bối cảnh thách thức từ nội tại và trên thế giới, ông Thành cho rằng, mức độ cải thiện tình hình kinh tế năm 2024 phụ thuộc vào điều tiên quyết là nỗ lực chính sách và cải cách của Việt Nam.

"Phía trước còn nhiều khó khăn, thậm chí sóng bão, song chúng ta vẫn có lý do để tin vào một kết quả tích cực hơn trong phát triển kinh tế năm 2024. Với quyết tâm lớn, hy vọng Việt Nam sẽ tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt hơn, chất lượng hơn, cả về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, để bứt phá phát triển trong giai đoạn tới", ông Thành nhấn mạnh.

Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Leader talk -  8 tháng
Chuyên gia tài chính, ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam từ năm cũ chưa thể chấm dứt ngay trong năm nay.
Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Leader talk -  8 tháng
Chuyên gia tài chính, ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam từ năm cũ chưa thể chấm dứt ngay trong năm nay.
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy tín dụng, đảm bảo vốn cho nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy tín dụng, đảm bảo vốn cho nền kinh tế

Tài chính -  8 tháng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Kinh tế phát tín hiệu lạc quan đầu năm

Kinh tế phát tín hiệu lạc quan đầu năm

Tiêu điểm -  8 tháng

Kinh tế Việt Nam hai tháng đầu năm cơ bản ổn định, tiếp tục phục hồi tích cực.

Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024

Leader talk -  8 tháng

Chuyên gia tài chính, ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam từ năm cũ chưa thể chấm dứt ngay trong năm nay.

Động lực tăng trưởng kinh tế 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế 2024

Leader talk -  9 tháng

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên thỉnh giảng Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, những khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu trong bức tranh chung của nền kinh tế, nhưng không còn là gam màu chủ đạo.

Quốc hội phê chuẩn 2 bộ trưởng mới và Tổng thư ký Quốc hội

Quốc hội phê chuẩn 2 bộ trưởng mới và Tổng thư ký Quốc hội

Tiêu điểm -  12 giờ

Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đề xuất miễn thuế thu nhập từ tài chính xanh

Đề xuất miễn thuế thu nhập từ tài chính xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cho việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh.

Eximbank miễn nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao, chuyển trụ sở ra Hà Nội

Eximbank miễn nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao, chuyển trụ sở ra Hà Nội

Doanh nghiệp -  13 giờ

Đại hội cổ đông bất thường của Eximbank vừa thông qua miễn nhiệm hai phó chủ tịch HĐQT và chuyển trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội.

Vì sao cần tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Vì sao cần tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Tiêu điểm -  13 giờ

Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được khẳng định là cần thiết và có cơ sở thực tiễn vững chắc, trong bối cảnh Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính và đối phó với thách thức biến đổi khí hậu.

Giá xăng dầu lại tăng 500 đồng mỗi lít từ ngày 28/11

Giá xăng dầu lại tăng 500 đồng mỗi lít từ ngày 28/11

Tiêu điểm -  14 giờ

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại tới 500 đồng mỗi lít từ chiều nay. So với cuối tháng trước, các mặt hàng xăng dầu ghi nhận biến động đan xen.

PVCB Capital đẩy mạnh hợp tác với Chứng khoán Vina

PVCB Capital đẩy mạnh hợp tác với Chứng khoán Vina

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

PVCB Capital đã ký kết thoả thuận hợp tác cùng Công ty CP Chứng khoán Vina (VNSC) về việc mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm đầu tư của PVCB Capital.

Hanoi Melody Residences tăng sức nóng dịp cuối năm

Hanoi Melody Residences tăng sức nóng dịp cuối năm

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Hàng loạt chủ đầu tư ra hàng trong quý III và quý IV/2024, nhiều dự án tái khởi động khiến thị trường chung cư Hà Nội thêm sôi động thời điểm cuối năm.