Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Mới đây, hai hãng kiểm toán lớn toàn cầu là KPMG và PwC đã phải nhận những khoản phạt khổng lồ lần lượt là 6,2 triệu USD và 6,6 triệu USD do liên quan đến các hành vi gian lận kiểm toán.
KPMG đã phải chịu mức phạt lên tới 6,2 triệu USD từ phán quyết của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) sau khi định giá sai một phần tài sản của dầu khí Miller Energy Resources lên gấp 100 lần đối với hợp đồng kiểm toán hãng.
KPMG được thuê làm kiểm toán độc lập cho Miller Energy từ năm 2011 và đã đưa ra một báo cáo “không đạt tiêu chuẩn”. Theo SEC, những sai sót trong quá trình kiểm toán của KPMG đối với Miller Energy Resources, một công ty dầu khí ở Tennessee đã làm cho các nhà đầu tư hiểu sai về giá trị của công ty năng lượng này.
Mức phạt này được đưa ra sau kết luận từ cuộc điều tra của SEC đối với Miller Energy rằng công ty này được định giá 480 triệu USD cho các giếng khoan dầu tại Alaska mà trước đó được mua lại với giá dưới 5 triệu USD. Sai sót này đã giúp nâng giá trị của một cổ phiếu chỉ đáng giá “vài xu” trên Sở Giao dịch chứng khoán New York.
Một vụ gian lận nghiêm trọng khác gần đây đến từ vụ bê bối của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) do hành vi sai trái trong việc kiểm toán tài khoản của RSM Tenon, một công ty dịch vụ chuyên nghiệp tư vấn về thuế và rủi ro. Theo đó, hãng này bị Hội đồng Báo cáo tài chính (FRC), cơ quan quản lý kế toán Anh, phạt 5,1 triệu bảng (6,6 triệu USD) vào ngày 16/8 vừa qua.
"Chúng tôi rất tiếc vì cuộc kiểm toán được thực hiện trong năm 2011 đã không đạt các tiêu chuẩn chuyên môn. Trước những phát hiện từ các kiểm tra nội bộ và bên ngoài, chúng tôi đang liên tục xem xét và cập nhật các quy trình kiểm toán", đại diện PwC cho biết.
Trường hợp phát hiện sai phạm của KPMG và PwC là một phần nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập toàn cầu. Big 4 – nhóm bốn công ty kiểm toán lớn nhất hiện nay, gồm KPMG, Ernst & Young, PwC và Deloitte, đều dính líu tới các vụ bê bối kiểm toán trong năm vừa qua.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.