Lạm phát đầu năm tăng chủ yếu do giá điện tăng

Nhật Hạ Thứ hai, 29/01/2024 - 16:30

Giá điện sinh hoạt tăng 1,3% so với tháng trước đã góp phần lớn vào mức tăng chi phí sinh hoạt trong tháng đầu năm nay của người dân.

Giá điện sinh hoạt, giá gạo và giá dịch vụ y tế cùng nhau tăng mạnh là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu năm 2024 tăng 0,31% so với tháng trước đó, theo Tổng cục Thống kê. 

Lạm phát đầu năm tăng chủ yếu do giá điện tăng

Mặc dù vậy, so với mức tăng tháng 1 của giai đoạn 5 năm qua, 0,31% là mức tăng trung bình.

Cụ thể, tháng đầu năm nay có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng giảm.

Lạm phát đầu năm tăng chủ yếu do giá điện tăng 1

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02% (làm CPI chung tăng 0,05 điểm phần trăm). Trong đó nổi bật là giá dịch vụ khám chữa bệnh nội trú tăng gần 1,7% do áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng ít hơn 0,56%, nhưng lại tác động lớn nhất vào chỉ số chính khi CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm. Điều này chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 1,3% so với tháng trước; bên cạnh đó là giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và chi phí sửa chữa nhà ở tăng khoảng 0,3-0,53%.

Mặc dù chỉ tăng nhẹ 0,21% trong tháng đầu năm nay, nhưng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm, chỉ sau nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Đáng chú ý trong đó, giá gạo trong nước tăng 2,36% theo giá gạo xuất khẩu do nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh tại nhiều quốc gia. Cụ thể, gạo tẻ thường tăng 2,5%; gạo tẻ ngon tăng 2% và gạo nếp tăng 1,7%

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá chỉ tăng thấp hơn 0,5%.

So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng đầu năm nay tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 2,72%.

Áp lực không quá lớn, lạm phát năm 2024 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục thấp hơn mục tiêu 4 – 4,5% do Quốc hội thông qua. Nhiều tổ chức quốc tế như ADB, IMF cũng nhận định lạm phát trong khoảng 3-4%. 

Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Tiêu điểm -  10 tháng
Chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tạm thời lãng quên các yếu tố về rủi ro lạm phát để có các giải pháp kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.
Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Tiêu điểm -  10 tháng
Chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tạm thời lãng quên các yếu tố về rủi ro lạm phát để có các giải pháp kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.
Tháo điểm nghẽn giá điện

Tháo điểm nghẽn giá điện

Tiêu điểm -  1 năm

Đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp điện, vướng mắc nhất vẫn là giá điện.

Giá điện tăng thêm 4,5%

Giá điện tăng thêm 4,5%

Tiêu điểm -  1 năm

Giá bán lẻ điện bình quân đã vượt ngưỡng 2.000 đồng/kWh.

Vì sao phải điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần?

Vì sao phải điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần?

Tiêu điểm -  1 năm

Theo Bộ Công thương, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng một lần sẽ đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN.

Bộ Công thương lý giải điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần

Bộ Công thương lý giải điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần

Tiêu điểm -  1 năm

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng một lần, thay vì 6 tháng/lần như hiện nay, nhằm phản ánh kịp thời biến động các thông số đầu vào, tránh "giật cục", gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, người dân.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  22 phút

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  20 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  23 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.