Tiêu điểm
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Những việc cần làm ngay
Nghị quyết 68 đang được nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp rất mong chờ, song điều TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lo ngại là trước đó vẫn có tình trạng "nghị quyết rất hay nhưng khâu tổ chức thực hiện yếu".
Kỳ vọng của toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp vào thành công của chương trình là rất lớn.
Chính vì vậy, ông Dũng cho rằng, vấn đề được quan tâm nhất là làm thế nào để nghị quyết được triển khai, tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng đi vào cuộc sống. Việc thể chế hóa cần diễn ra nhanh nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Theo vị chuyên gia này, điều đáng mừng là nghị quyết lần này có nhiều nội dung rất cụ thể, thiết thực và có thể làm được ngay. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang rất quyết liệt, Quốc hội cũng thể hiện rõ quyết tâm triển khai các biện pháp cải cách.
Cả Chính phủ và Quốc hội đều đang thể hiện quyết tâm chưa từng thấy. Nếu sớm được đưa vào thực tiễn, chắc chắn sẽ tạo ra những tác động rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thể chế hóa nghị quyết cần rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ, không thể kéo dài thời gian. Tinh thần xây dựng Nghị quyết 68 cần được tiếp tục và phát huy trong tinh thần thể chế hóa nghị quyết của Quốc hội.
Để nghị quyết được triển khai ngay, theo ông Hiếu, về phương pháp tiến hành, có thể chia thành ba nhóm công việc, trong đó cần xác định rõ ưu tiên nhóm nào, mức độ nào.
Thực tế vẫn có tình trạng "nghị quyết rất hay nhưng tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu".
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Nhóm thứ nhất, phải sửa đổi hoặc bãi bỏ một số luật lệ, quy định. Tuy nhiên bước này không thể thực hiện ngay mà có thể cần thêm thời gian, dự kiến khoảng bảy tháng.
Nhóm thứ hai, tiếp tục sửa đổi, bãi bỏ các quy định. "Chúng ta không thể chậm trễ thêm nữa", ông nói và cho rằng, những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu của nghị quyết hoặc chưa được cập nhật trong các dự thảo luật, thì cần được bổ sung ngay sau khi nghị quyết ban hành. Hiện Chính phủ đang trình 30 dự thảo luật lên Quốc hội trong kỳ họp lần này.
Nhóm thứ ba, với những quy định pháp luật mà hiện chưa trình ra Quốc hội, bây giờ mới bắt đầu triển khai. Trường hợp này có thể áp dụng một nghị quyết của Quốc hội mang tính quy phạm để tổ chức triển khai thực hiện, dự kiến sẽ trình tại kỳ họp thứ 9.
Điều quan trọng là phạm vi nghị quyết cần mở rộng để tích hợp tối đa các nhóm giải pháp, vấn đề, gia tăng hiệu suất và tính thực thi của các nghị quyết do Bộ Chính trị đề ra.
Chỉ trừ những vấn đề cần thêm thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa từng phần, còn lại, phải ưu tiên đưa đầy đủ các nội dung trong dự thảo nghị quyết để Quốc hội bàn thảo, xem xét.
"Tinh thần là phải tối đa hóa những nội dung của Nghị quyết 68. Vì đối với doanh nghiệp, người dân, họ không nhất thiết hiểu chi tiết như các đại biểu Quốc hội về quy trình vận hành của hệ thống pháp luật. Họ chỉ quan tâm Nghị quyết 68 đã nêu rõ, vậy tại sao việc thể chế hóa lại chậm chạp, chưa đi vào cuộc sống", ông Hiếu bày tỏ.
Do đó, việc thể chế hóa nghị quyết lần này phải thật rõ ràng, cụ thể. Ngoài các nội dung về giảm thuế môn bài, miễn thuế, hay những ưu đãi rõ ràng khác, nghị quyết này nhất thiết phải bao hàm các điểm như loại bỏ ít nhất 30% các quy định về thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ.
Để thực hiện tinh thần nghị quyết, cần bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, qua đó sẽ giảm thiểu ngay các "giấy phép con", đây là việc cần triển khai ngay.
Đề xuất một ủy ban cải cách thể chế độc lập
Theo kinh nghiệm của ông Hiếu, khi cả nước đang có tinh thần mạnh mẽ, khẩn trương, quyết liệt thì càng cần tận dụng được tinh thần này để thực hiện nghị quyết càng sớm càng tốt. Phạm vi thể chế hóa nghị quyết cần càng rộng thì càng tốt.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có những việc không thể thực hiện được trên nền tảng tư duy thông thường, mà phải cần một nền tảng tư duy rất đổi mới, cả về cách làm nghị quyết.
Ông Hiếu mong muốn cách thực thi nghị quyết lần này phải trên tinh thần rất đổi mới cả về tư duy, hành động và phát huy tinh thần quyết liệt, đến cùng.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 không thực hiện một lần, đây là một nghị quyết thực hiện lâu dài. Do đó, việc ban hành các văn bản cần tránh việc giống như cải cách thủ tục hành chính, một thời gian sau, một số thủ tục bãi bỏ lại quay trở lại, bãi bỏ ở ngành này có thể lại quay trở lại ở ngành khác.
Chính vì vậy, về lâu dài, ông Hiếu kiến nghị Chính phủ nên có một cơ quan chuyên môn độc lập, nâng cấp hơn nhóm tư vấn chính sách hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều nước gọi cơ quan này là cơ quan cải cách thể chế, trực thuộc Thủ tướng hoặc Chính phủ.
Họ được trao thẩm quyền trình, đề xuất pháp luật. Cơ quan này sẽ giúp tăng thêm một lớp sàng lọc chất lượng của quy định pháp luật, khác với trước đây, các cơ quan tư vấn chính sách chỉ có thẩm quyền kiến nghị.
Như ở Hàn Quốc, bất kể đề xuất nào trước khi đưa vào quy trình pháp luật chính thức để Bộ Tư pháp thẩm tra, đều phải trình cơ quan này. Nếu cơ quan này không đồng ý do dự thảo không đảm bảo chất lượng, thì phải soạn thảo lại.
Cơ quan này sẽ đóng vai trò độc lập, khách quan, thay vì giao cho các bộ, ngành tự thực hiện.
Đồng quan điểm, ông Dũng cũng cho rằng, việc thành lập một ủy ban cải cách thể chế độc lập là một ý tưởng rất đáng suy nghĩ. Thực tế, ở các nước khác, Quốc hội thường có ba vòng đọc luật, vòng đầu tiên là xem xét có cần luật đó hay không.
"Nhiều đề xuất của bộ, ngành bị bác ngay từ vòng đầu nếu không chứng minh được tính cần thiết về quyền tự do kinh doanh hay sáng tạo. Trong khi đó, Quốc hội ta thường cho qua khá dễ dàng. Có lẽ, quy trình này cũng cần điều chỉnh", ông Dũng nhận định.
Nếu làm được điều này, theo ông Dũng, các quyết sách mới sẽ mở ra một giai đoạn mới, đầy tiềm năng cho đất nước. Nghị quyết lần này đã chỉ rõ các động lực, công cụ và giải pháp để đưa đất nước phát triển bứt phá.
"Đất nước đang thực sự bước vào một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, dân tộc Việt Nam sẽ vươn mình như Thánh Gióng trong tương lai", vị chuyên gia này tin tưởng.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.