Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa cùng xuất khẩu nội khối có thể giúp châu Á có thêm động lực tăng trưởng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Có lẽ điều ổn định duy nhất về thương mại toàn cầu hiện nay lại chính là sự bất định to lớn.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố hoãn việc áp thuế 25% đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, trong khi vẫn áp dụng mức thuế 10% đối với Trung Quốc, khiến nước này triển khai các biện pháp trả đũa, bao gồm áp dụng thuế quan tập trung trong phạm vi hẹp và hạn chế xuất khẩu sang Mỹ.
Nhìn về tương lai, câu hỏi đặt ra là, dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump, Trung Quốc sẽ tiếp cận quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ như thế nào?
Hãy xem xét đến kinh nghiệm tương tự của Nhật Bản trong những năm 1980, đây là một trường hợp mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Chúng tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ thay thế một số mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ bằng nhiều khoản đầu tư nước ngoài, tăng cường thương mại với các nền kinh tế mới nổi, củng cố vị thế trung tâm của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua xuất khẩu linh kiện và sản xuất công nghệ cao.
Cùng với đó, nước này sẽ tránh những điều chỉnh lớn về tỷ giá, đồng thời tận dụng cơ hội tốt nhất để triển khai các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và cải cách cơ cấu.
ASEAN được cho là sẽ hưởng lợi đáng kể từ những xu hướng này. Khu vực này đã vượt Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời, cải thiện năng lực sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, từ xe điện đến điện tử tiêu dùng, nhờ vào sự hỗ trợ từ các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chính sách thiên về giảm nhập khẩu của Mỹ dưới thời ông Trump có thể vô tình tạo động lực cho châu Á thay đổi mô hình tăng trưởng – vốn trước đây phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ.
"Tách rời" không đồng nghĩa với việc rút lui khỏi thương mại hay quay lưng lại với Mỹ, vốn là một đối tác thương mại quan trọng, mà là cơ hội để châu Á thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới.
Có hai trụ cột chính trong chiến lược tập trung tăng trưởng nội khối của châu Á.
Trước hết, khu vực này cần giải quyết sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Mặc dù tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng việc tích lũy vốn quá mức mà không thể chuyển sang đầu tư hiệu quả sẽ kìm hãm tăng trưởng.
Mặt khác, gia tăng đầu tư có thể giúp cân bằng lượng nguồn vốn tiết kiệm dôi dư, nhưng sẽ kém hiệu quả nếu các cơ hội đầu tư sinh lời đã cạn kiệt. Đầu tư nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều hàng hóa hơn mà cuối cùng sẽ cần phải tìm đầu ra tiêu thụ.
Giải pháp cho vấn đề này nằm ở việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Khi nhu cầu tiêu dùng trong khu vực tăng lên, châu Á sẽ không chỉ giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, mà còn góp phần nâng cao tiêu chuẩn sống của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, các hộ gia đình châu Á, vốn có thói quen tiết kiệm cao, sẽ cần được khuyến khích gia tăng chi tiêu. Các nhà hoạch định chính sách có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân.
Ngay cả khi không thể giảm ngay lượng tiết kiệm dư thừa ở một số khu vực, châu Á vẫn có thể tái phân bổ vốn hiệu quả từ các nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Nhật Bản sang các thị trường cần nhiều vốn đầu tư hơn, chẳng hạn như Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Bangladesh.
Đây là lúc trụ cột thứ hai trong chiến lược “tách rời” của châu Á phát huy tác dụng.
Mặc dù dòng vốn đầu tư và các chuỗi cung ứng đã được hình thành chéo trong khu vực, phần lớn vẫn tập trung vào việc phục vụ các thị trường phương Tây. Thay vì tiếp tục xuất khẩu đến thị trường Mỹ hay châu Âu – nơi các rào cản thương mại ngày càng gia tăng, châu Á có thể mở rộng thị trường trong chính nội khối thông qua hoạt động đẩy mạnh hội nhập khu vực.
Châu Á cũng có thể tăng cường thương mại và đầu tư nội khối với việc tận dụng các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với các thành viên ASEAN và Đông Bắc Á, hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với sự tham gia của 11 nền kinh tế từ châu Á và châu Mỹ.
Việc mở rộng các hiệp định này để bổ sung thêm khu vực Nam Á sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng, giúp xây dựng khả năng thích ứng khu vực mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên “tách rời”.
*Bài viết thể hiện quan điểm của ông Frederic Neumann, Chuyên gia Kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng HSBC
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể tác động đáng kể đến kinh tế nước này, kéo theo ảnh hưởng trên các nền kinh tế khác toàn thế giới.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Sở hữu 10 công viên và 35 tiện ích hiện đại, K-Home New City, đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam như một thành phố thu nhỏ.
Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, đánh dấu cột mốc tròn một năm ra mắt “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island.
Sở hữu vị trí đắc địa cùng hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, Ocean City ngày càng khẳng định sức hút vượt trội trên thị trường bất động sản. Không chỉ là chốn an cư lý tưởng, nơi đây còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, sinh lời hấp dẫn.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.