Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Hoạt động huy động vốn ngoại của ngành ngân hàng được dự báo sẽ dần sôi động kể từ nửa cuối năm 2024.
Đầu năm nay, Vietcombank cho biết kế hoạch phát hành 6,5% cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2023 - 2024. Ngân hàng dự kiến chào bán riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu cho đối tác Mizuho Bank (46,1 triệu cổ phiếu) và các nhà đầu tư khác (261,4 triệu cổ phiếu). Lãnh đạo Vietcombank cho biết, kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài đang ở bước thuê tổ chức tư vấn.
Đợt phát hành riêng lẻ này của Vietcombank được kỳ vọng có thể hoàn tất ngay trong nửa cuối năm 2024. Chứng khoán VNDirect ước tính, Vietcombank có thể thu về khoảng 1 tỷ USD (tương đương 24.450 tỷ đồng) từ thương vụ này.
Với BIDV, đại hội đồng cổ đông ngân hàng này đã thông qua việc điều chỉnh thời gian thực hiện kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần từ năm 2023 sang năm 2024.
Ban lãnh đạo BIDV đã tiếp xúc với 38 nhà đầu tư trong thời gian qua để thực hiện kế hoạch phát hành riêng lẻ theo nghị quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2022. Ngân hàng chưa công bố chi tiết kế hoạch chào bán, song từ lâu đã thể hiện mong muốn phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, BIDV đã từng phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư ngoại là KEB Hana Bank với tỷ lệ 15% vốn điều lệ vào năm 2019. Thương vụ có tổng giá trị gần 20.300 tỷ đồng, tương đương với mức định giá trên giá trị sổ sách là 1,9 lần.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, giá phát hành tới đây của BIDV cũng có thể gấp đôi giá trị sổ sách. Động lực cho mức định giá này đến từ hai yếu tố.
Đầu tiên, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2022 - 2023 của BIDV đạt trung bình 19%/năm, cao hơn so với trung bình giai đoạn trước đó là 14,5%. Trong giai đoạn 2024 – 2028, tỷ lệ ROE dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao, 19 - 20%/năm.
Thứ hai, nợ xấu của BIDV được cải thiện nhiều so với giai đoạn trước đó và chi phí tín dụng giảm mạnh, giúp Ngân hàng có dư địa tăng trưởng nhiều hơn.
Với mức định giá trên, nếu phát hành thành công, BIDV có thể thu về hơn 27.000 tỷ đồng, củng cố bộ đệm vốn cũng như hệ số an toàn vốn và tạo đà tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng.
Mặc dù vậy, kế hoạch phát hành riêng lẻ của BIDV có thể kéo dài sang năm 2025 trước bối cảnh khối ngoại thu hẹp khẩu vị rủi ro và chưa mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Việc đã có sẵn một nhà đầu tư ngoại là KEB Hana Bank cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch gọi vốn của nhà băng này.
Ở khối ngân hàng tư nhân, hoạt động tìm kiếm nhà đầu tư cũng diễn ra sôi nổi khi nhiều ngân hàng đã bắt đầu “khóa room ngoại” để chờ đối tác chiến lược.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết, hiện nhà băng đang chốt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) ở mức 22%. Điều này cho phép Techcombank có thể phát hành thêm cổ phiếu cho 1 đối tác chiến lược nữa với tỷ lệ khoảng 10%.
“Chúng tôi đang xem xét tìm đối tác chiến lược, giá phát hành cổ phiếu cũng sẽ cao hơn, điều đó mang lại lợi ích chung cho tất cả cổ đông của Techcombank. Như vậy, đây là lợi thế của ngân hàng”, ông Hùng Anh nói.
Chủ tịch Techcombank cũng không giấu giếm tham vọng tìm kiếm một nhà đầu tư tầm cỡ, có thể rót tiền vào ngân hàng tương tự thương vụ lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính Việt Nam giữa SMBC và VPBank.
Tương tự, gần đây, Hội đồng quản trị HDBank cũng tổ chức lấy ý kiến cổ đông về sửa đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài từ 20% về còn 17,5%.
Việc HDBank điều chỉnh giảm tỷ lệ room ngoại nhiều khả năng liên quan đến việc tìm đối tác chiến lược. HDBank là một trong số ít ngân hàng lớn chưa lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài. Hồi đầu tháng 3, nguồn tin từ Bloomberg cho biết, HDBank đang tìm đến các cố vấn tài chính để hỗ trợ cho kế hoạch bán cổ phần trị giá 500 triệu USD.
Trong hội nghị nhà đầu tư, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc ban quan hệ nhà đầu tư HDBank từng cho biết, Ngân hàng đã nhận được một số sự quan tâm từ đối tác Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.
"Việc lựa chọn đối tác để phát hành tăng vốn, thu hút cổ đông chiến lược nằm trong định hướng của HDBank", ông Tùng cho biết.
HDBank đã có sự chuẩn bị cần thiết để đón đối tác chiến lược này. Ngân hàng đã để 10% room ngoại cho nhà đầu tư nước ngoài và kế hoạch phát hành có thể triển khai khi điều kiện thuận lợi.
Ngân hàng VIB thì vừa tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 nhằm thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ 20,5% xuống còn 4,99%, hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch thoái vốn của đối tác ngoại Commonwealth Bank of Australia (CBA) khỏi VIB. CBA hiện sở hữu 19,8% cổ phần VIB.
Với sự ra đi của CBA, câu chuyện về đối tác chiến lược tiếp theo của VIB đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo các công ty phân tích, việc giảm room ngoại xuống 4,99% sẽ cho phép VIB chủ động trong việc lựa chọn đối tác chiến lược tiềm năng và tận dụng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nếu ngân hàng có kế hoạch huy động vốn trong tương lai.
Với SHB, chủ tịch Đỗ Quang Hiển kỳ vọng ngân hàng sẽ hoàn tất việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ngay trong năm 2024. Đây là kế hoạch được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông năm 2023 song chưa được thực hiện.
Hồi tháng 7/2023, nguồn tin của Reuters cho biết, SHB đang trong quá trình đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này, với định giá ngân hàng từ 2 - 2,2 tỷ USD.
Rõ ràng hơn, LPBank hiện triển khai kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian chào bán cụ thể sẽ được Hội đồng quản trị quyết định sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đánh giá của công ty chứng khoán VNDirect, hệ số an toàn vốn (CAR) tại các ngân hàng Việt Nam đã cải thiện, tuy nhiên, bộ đệm vốn còn tương đối thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, tăng vốn và tìm nguồn lực nước ngoài là một xu hướng tất yếu để có thể đáp ứng kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng, hướng tới các tiêu chuẩn quản trị quốc tế như Basel II, Basel III.
Với động thái từ hàng loạt các nhà băng hàng đầu Việt Nam, công ty chứng khoán Vietcap dự báo, hoạt động huy động vốn cổ phần của ngành ngân hàng kể từ nửa cuối năm 2024 sẽ dần diễn ra sôi động. Trong đó, Vietcombank, BIDV và LPBank có thể huy động vốn mới thông qua phát hành riêng lẻ với tổng giá trị ước tính 64.900 tỷ đồng ngay trong năm nay.
Nhóm phân tích kỳ vọng kinh tế phục hồi trong năm 2024, cộng thêm môi trường lãi suất thấp, hoạt động huy động vốn từ phát hành cổ phiếu có thể thành công. Ở chiều ngược lại, sự trầm lắng của thị trường vốn thế giới sau giai đoạn thắt chặt tiền tệ cũng có thể tác động tới khả năng thành công của các thương vụ.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?