Phát triển bền vững
Làn sóng khai tử điện than dâng cao
Thêm nhiều động thái, cam kết từ các quốc gia về việc ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu.
Một nhóm các chính phủ bao gồm Sri Lanka, Chile, Đan Mạch, Pháp, Đức, Montenegro và Vương quốc Anh mới đây đã công bố thỏa thuận có tên “Không có điện than mới”, nhằm khuyến khích tất cả các nước cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới để duy trì mục tiêu 1,5 độ C trong tầm tay.
Đây là lần đầu tiên, một nhóm đa dạng các nước phát triển và đang phát triển đã cùng nhau thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt sản xuất nhiệt điện than mới.
Sáng kiến này yêu cầu các bên ký kết ngay lập tức ngừng cấp phép và chấm dứt xây dựng mới các dự án nhiệt điện than vào cuối năm nay.
Các quốc gia này cũng kêu gọi tất cả các chính phủ khác thực hiện những bước đi này, và tham gia thoả thuận trước COP26 để giúp thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của hội nghị thượng đỉnh là “đưa điện than vào quá khứ”.
Thoả thuận “Không có điện than mới” đáp ứng lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về việc các nước chấm dứt xây dựng nhiệt điện than mới trong năm nay, coi đây là bước đi đầu tiên để giữ mục tiêu 1,5 độ C trong tầm tay, và tránh những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu.
Hành động này cũng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thứ 7 nhằm cung cấp năng lượng sạch và giá cả phải chăng.
Sri Lanka và Chile gần đây đã thể hiện vai trò đi đầu trong việc hủy bỏ các dự án điện than mới, và đưa ra các tuyên bố chính trị rằng sẽ không còn theo đuổi xây dựng điện than mới.
Đan Mạch, Pháp, Đức, Montenegro và Anh đã hủy bỏ các dự án điện than cuối cùng, và hiện đang tập trung vào việc đẩy nhanh việc cho ngừng hoạt động số dự án còn lại.
Các quốc gia ký kết đánh giá và đồng thuận rằng các quốc gia, người lao động và cộng đồng tại các nước đang phát triển cần được hỗ trợ trong việc chấm dứt điện than một cách bền vững và kinh tế.
Greg Hands, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh, năng lượng và tăng trưởng sạch của Vương quốc Anh, cho biết: “Bằng cách ký kết thỏa thuận hôm nay, Vương quốc Anh và các quốc gia đối tác đang gửi đi một tín hiệu rõ ràng trên thế giới rằng bây giờ là thời điểm để thực hiện các hành động mạnh mẽ về khí hậu và chuyển đổi khỏi điện than một cách công bằng và toàn diện”.
Với việc Vương quốc Anh đã dẫn đầu trong việc cam kết loại bỏ dần điện than trước 2024, và các quốc gia như Sri Lanka, Malaysia và Pakistan cũng đưa ra các cam kết không xây dựng thêm điện than mới, sáng kiến mới này đang kêu gọi các quốc gia khác thực hiện cam kết ngừng xây dựng nhiệt điện than mới ngay bây giờ - một bước tiến thiết yếu để đảm bảo một tương lai được cung cấp năng lượng sạch, đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Svenja Schulze, Bộ trưởng Môi trường, bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân Đức, đánh giá: “Trong nhiều thập kỷ, than đá đảm bảo cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế. Hiện nay chúng ta biết rằng tiếp tục sử dụng than làm khí hậu của chúng ta nóng lên và do đó đe dọa hành tinh của chúng ta. Do đó, điều cần thiết là tất cả các nước cam kết không xây dựng thêm bất kỳ nhà máy nhiệt điện than mới nào, và loại bỏ việc sử dụng than càng sớm càng tốt”.
Vị này cho rằng loại bỏ than không có nghĩa là phải từ bỏ phát triển và thịnh vượng về kinh tế. “Với năng lượng tái tạo, chúng ta có một động lực mới, bền vững, thân thiện về khí hậu và tiết kiệm chi phí, không gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta”.
Việc thành lập thỏa thuận mới này cho thấy làn sóng phản đối điện than đang trở thành những hành động cụ thể, và mang tính hệ thống tại nhiều quốc gia.
Gần nhất, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài. Mặc dù không đưa ra kế hoạch chi tiết, động thái này có thể hạn chế đáng kể nguồn tài chính cho các nhà máy điện than tại các nước đang phát triển.
Trước đó, Hàn Quốc và Nhật Bản – các quốc gia cung cấp tài chính lớn cho điện than đã cam kết chấm dứt tài trợ công cho các nhà máy điện than ở nước ngoài.
Một số công ty thương mại và ngân hàng ở Nhật Bản đã bắt đầu rút khỏi lĩnh vực than, bao gồm Daiichi Life Insurance, Sumitomo Mitsui Financial Group, Marubeni Corporation, Mitsui &Co., và Mitsubishi Corporation.
Một số tổ chức tài chính tư nhân và công ty của Hàn Quốc trước đó đã tuyên bố chấm dứt ủng hộ các dự án điện ở nước ngoài, bao gồm KB Financial Group, Shinhan, KEB Hana và Samsung.
Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.
Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử
Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục rút khỏi HĐQT Sacombank
Khoảng 1 tháng sau khi từ nhiệm vị trí tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa tiếp tục rút khỏi HĐQT ngân hàng này.
Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus ngày 17/6, tại Paris, đã công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới
Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.