Khởi nghiệp

Liên kết để khởi nghiệp sáng tạo bứt phá

Việt Hưng Thứ hai, 04/01/2021 - 16:07

Thành công trong việc khống chế sớm đại dịch Covid-19 là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển, trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều bất ổn.

Đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn trong việc di chuyển khiến dòng vốn đầu tư vào startup Việt Nam bị chững lại, nhưng các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu tại Đông Nam Á trong năm 2021 tới.

Đặc biệt, thành công trong việc khống chế sớm đại dịch Covid-19 là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển, trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều bất ổn.

Theo báo cáo của Do Ventures năm 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia. Đứng trước cơ hội này, startup Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận làn sóng đầu tư trong thời gian tới.

Bà Hoàng Thị Kim Dung, đại diện Quỹ đầu tư Nhật Bản Genesia Ventures tại Việt Nam chia sẻ: "Các nhà đầu tư đang có sự tin tưởng rất lớn vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và thế giới".

"Các startup cần chuẩn bị tài liệu cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cuộc gặp với nhà đầu tư có thể kéo dài 10 phút đến 2-3 tiếng hay thậm chí là 30 giây trong thang máy, do đó cần chuẩn bị sẵn sàng, đặc biệt là phải tóm tắt được công việc kinh doanh của mình trong một câu ngắn gọn để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư,” ông Nguyễn Xuân Đông, đồng sáng lập Ecomobi nhận định.

Tuy vậy, startup không nên gọi vốn bằng mọi giá. "Phải xác định rõ mục tiêu gọi vốn chứ không phải gọi vốn theo phong trào. Đừng gọi vốn cho vui, đừng thấy doanh nghiệp đang cạnh tranh với mình gọi vốn thì mình cũng gọi vốn", ông Đông góp ý.

Liên kết để khởi nghiệp sáng tạo bứt phá
Liên kết để khởi nghiệp sáng tạo bứt phá

Theo các chuyên gia, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, startup Việt Nam bị hạn chế rất nhiều về nguồn vốn, các chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường biến động mạnh kể cả thị trường về nhân lực cũng như thị trường vốn đầu tư, chưa được tiếp cận nhiều với những kiến thức bài bản để giúp bản thân giảm thiểu rủi ro trong quá trình khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp mới phải đối mặt nhiều thách thức...

Để có thể mang tới những sự hỗ trợ cho startup Việt Nam, giải quyết các vướng mắc, rào cản còn tồn tại cũng như đem tới những tác động tích cực cho các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam (Vietnam Venture Capital Alliance) đã ra đời. Liên minh có sự tham gia của nhiều Quỹ đầu tư trong nước và quốc tế như: Vietnam Investments; Next100; Nextrans; Openspace Ventures; Thinkzone Ventures; VIC Partners; CyberAgent Capital; Venturra Capital; Quest Ventures..

Ông Bùi Thành Đô, Giám đốc và đồng sáng lập Thinkzone Ventures, thành viên của Liên minh cho biết, từ trước tới nay, Việt Nam chưa có một tổ chức nào quy tụ nhiều quỹ đầu tư như thế. Ông kỳ vọng đây sẽ là nơi để cho các quỹ đầu tư, các công ty luật đang hỗ trợ các thương vụ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đưa ra được tiếng nói chung, tìm ra được đâu là bài toán cần giải quyết.

Vì nếu chỉ là một quỹ đầu tư, một startup đơn lẻ thì không thể đại diện cho tất cả. Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam là một tổ chức gồm các quỹ đầu tư cùng hoạt động với nhau, chia sẻ các kiến thức trong lĩnh vực đầu tư, các thông tin về thị trường, những rào cản nào trong lĩnh vực đầu tư, sẽ đầu tư như thế nào.

Liên minh sẽ đại diện cho các quỹ đầu tư, có tiếng nói chung với Chính phủ để cùng đề xuất những chính sách để làm sao có thể giúp Việt Nam có thể thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn và mở rộng hành lang cho các mô hình kinh doanh của các startup.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, người đứng đầu quỹ CyberAgent Capital kì vọng các quỹ sẽ là đối tác chứ không phải đối thủ. Mong muốn của CyberAgent là muốn Việt Nam có một sân chơi giúp các bên có thể kết nối sâu với nhau, không chỉ dành cho các quỹ mà còn hỗ trợ các startup.

Nếu có sự hỗ trợ của các quỹ thì một số startup có thể trở thành một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ xã hội và hành vi con người, do đó để hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam thành công thì làm sao phải hỗ trợ cho các startup tới nơi tới chốn. Nguồn lực của các quỹ không phải vô tận, nên việc thành lập liên minh là vô cùng cần thiết.

Theo ông Dennis Le, Giám đốc đầu tư quỹ Openspace Ventures, liên minh các quỹ đầu tư ngoài việc hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, còn là cầu nối giúp startup và nhà đầu tư nói chuyện được với nhau. Trước đây hoạt động đầu tư khởi nghiệp ở Việt Nam không có kênh chính thống, nếu có kho dữ liệu để các các quỹ và startup cùng tham khảo và chia sẻ thì đó là điều rất tốt và có ích cho các bên.

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Khởi nghiệp -  4 năm
Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.
Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Khởi nghiệp -  4 năm
Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.
Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Khởi nghiệp -  4 năm

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Công cuộc số hóa ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Công cuộc số hóa ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Chăm sóc sức khỏe hiện là một trong ba lĩnh vực cho thấy nhiều tiềm năng khởi nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, lĩnh vực sức khỏe tiếp tục đứng đầu trong các mối quan tâm của người tiêu dùng trong năm 2020, theo số liệu thống kê từ Nielsen.

Kỳ lân Lalamove gọi vốn thành công 515 triệu USD

Kỳ lân Lalamove gọi vốn thành công 515 triệu USD

Khởi nghiệp -  4 năm

Trước đó, Lalamove đã chính thức gia nhập câu lạc bộ startup kỳ lân tỷ USD tại Châu Á, khi huy động thành công 300 triệu USD trong vòng Series D năm 2019.

Khai phá thế hệ vàng khởi nghiệp sáng tạo

Khai phá thế hệ vàng khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp -  4 năm

Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tập trung vào các trường đại học, học viện, trường cao đẳng và trường trung cấp thúc đẩy công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  29 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.