Vì sao năng suất lao động Việt xếp dưới trong khu vực?
Theo chuyên gia, năng suất lao động thấp đến từ cơ cấu kinh tế nhiều người làm trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình.
Doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động có tay nghề như mong muốn khi chất lượng đào tạo nghề tại một số trường còn thấp.
Bộ Lao động – thương binh và xã hội mới đây cho biết, nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Long An về giải pháp, định hướng lâu dài để góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề, qua đào tạo.
Theo cử tri tỉnh Long An, việc tuyển dụng lao động hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhất là lao động có tay nghề, qua đào tạo.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc nêu trên là việc giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh vẫn còn một số bất cập nhất định.
Đơn cử như chất lượng đào tạo nghề tại một số trường còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Cùng với đó, việc đào tạo liên thông các trường để lao động có tay nghề dễ dàng học tập nâng cao trình độ còn hạn chế, dẫn đến học sinh không thích vào học các trường nghề.
Phản hồi về vấn đề này, Bộ Lao động – thương binh và xã hội cũng thừa nhận, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo nghề các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung lao động qua đào tạo chưa đáp ứng đủ so với cầu của thị trường.
Cụ thể, số lượng đầu vào GDNN hạn chế khi số lượng người học trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN hàng năm chỉ khoảng 400.000 – 500.000 người so với gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm.
Số còn lại vào học đại học (đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông) hoặc tham gia ngay vào thị trường lao động mà không qua đào tạo và vào học THPT (đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở).
Năm nay, các doanh nghiệp trên cả nước có nhu cầu tuyển dụng khoảng 1,9 triệu lao động, trong đó 44% lao động không qua đào tạo, 19% lao động có trình độ đại học trở lên và khoảng 37% lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng (tương đương khoảng 700.000 người).
So với nguồn cung lao động ở trình độ này của GDNN thì còn thiếu khoảng 200.000 – 300.000 người, Bộ phân tích.
Cùng với đó, doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với nhiều chính sách đãi ngộ tốt làm cho nguồn tuyển sinh các trình độ trong GDNN bị hạn chế.
Không chỉ vậy, việc liên thông giữa các trình độ đào tạo hiện nay khá thuận lợi dẫn đến số người tốt nghiệp ra trường tham gia ngay vào thị trường lao động giảm.
Bộ nhấn mạnh, công tác phân luồng, định hướng người học vào GDNN không chỉ là trách nhiệm của hệ thống GDNN mà còn là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị, xã hội, nhằm góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của người học đối với việc học nghề và lập nghiệp.
Bộ Lao động – thương binh và xã hội cho biết, Bộ đã quyết liệt chỉ đạo hệ thống GDNN, các cơ sở GDNN tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh người học vào GDNN.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với hệ thống giáo dục đào tạo và các cơ sở giáo dục phổ thông làm tốt công tác phân luồng, định hướng người học vào GDNN nhằm tăng số lượng đầu vào, cải thiện số lượng và chất lượng đầu ra, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cách đây không lâu, các doanh nghiệp nước ngoài cũng chia sẻ nhiều khó khăn trong vấn đề nguồn lao động.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham), Việt Nam đang có vị trí thuận lợi để thu hút các khoản đầu tư lớn khi các công ty đa quốc gia đang tăng cường tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Như các nước sở hữu chuỗi cung ứng lớn khác, Việt Nam cần liên tục đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình là gì.
“Chúng tôi tin rằng, Việt Nam cần ưu tiên đào tạo lao động và kỹ sư, cấp phép lao động cho kỹ sư nước ngoài và khả năng hỗ trợ các ngành công nghiệp theo chiều dọc, đặc biệt khi các công ty đang tìm cách đa dạng hóa các nhà cung cấp cấp hai và cấp ba ra khỏi Trung Quốc”, Amcham phân tích.
Tổ chức này khuyến nghị dỡ bỏ các rào cản đối với các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo nghề và chuyên môn để hỗ trợ phát triển các kỹ năng và năng lực quan trọng của lực lượng lao động.
Amcham cũng kêu gọi Chính phủ cung cấp thêm nhiều khoản hỗ trợ hơn cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ. Các công ty này tuy là các công ty rất nhỏ lẻ với vốn thấp nhưng lại là một phần thiết yếu của các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Dựa trên các cơ sở đánh giá hiện tại, các nhà đầu tư nhỏ lẻ như vậy thường gặp nhiều bất lợi và chậm trễ trong việc cấp phép. Các công ty này thường là nhà tuyển dụng lao động có tay nghề và chuyên môn cao và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống hỗ trợ mà các nhà sản xuất toàn cầu cần ở Việt Nam.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) lưu ý rằng, khoảng cách trong một số lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, điện và điện tử, công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Do đó, để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong các ngành này, việc quan trọng không chỉ là cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam mà còn cần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng.
Từ góc độ này, Kocham đề xuất Chính phủ Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực liên quan.
“Không dễ để giải quyết vấn đề này trong thời gian ngắn, tuy nhiên chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết thông qua các phương án cụ thể hơn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ nỗ lực hết sức để đáp ứng điều này và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam”, Kocham khẳng định.
Theo chuyên gia, năng suất lao động thấp đến từ cơ cấu kinh tế nhiều người làm trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình.
Lương, thưởng hợp lý, phúc lợi thỏa đáng, được tôn trọng, tạo cơ hội, khuyến khích phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo là những điều người lao động mong muốn để yên tâm công tác, toàn tâm với công việc và nâng cao năng suất.
Một bộ phận người lao động không tuân thủ kỷ luật, kỷ cương tại nơi làm việc, gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp, cần được chấn chỉnh để đạt được mục tiêu nâng cao năng suất lao động.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.