Vì sao năng suất lao động Việt xếp dưới trong khu vực?

Phương Anh Thứ hai, 27/05/2024 - 12:40

Theo chuyên gia, năng suất lao động thấp đến từ cơ cấu kinh tế nhiều người làm trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/10 so với Singapore, 1/3 so với Malaysia, 3/4 so với Indonesia năm 2022. Chỉ số này được được tính bằng GDP chia cho số lao động có việc làm trong năm.

TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương, lý giải, năng suất lao động thấp là bởi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam có phần lớn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình.

Lao động làm việc trong doanh nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 30% lao động có việc làm trong năm 2022 nhưng lại tạo ra tới 60% GDP cho cả nền kinh tế.

Theo ông, những con số trên cho thấy nếu muốn tăng năng suất lao động, Việt Nam cần phát triển hơn nữa hệ thống doanh nghiệp, có nhiều hơn mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm sau.

Khuyến nghị này được ông đưa ra tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia mới đây. 

Vì sao năng suất lao động Việt xếp dưới trong khu vực?
Nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động dù nhiều người thất nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Bên cạnh năng suất thấp, lao động Việt còn nhiều hạn chế khác.

Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, chỉ ra nghịch cảnh, các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động mặc dù dư thừa lao động chất lượng thấp, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ lớn.

Cùng với đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế.

Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp đã phải thuê lao động nước ngoài.

Ông Khánh lưu ý, các nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu không có sự thay đổi về chất lượng đào tạo kịp thời.

Không chỉ vậy, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, mất đi lợi thế về chi phí lao động giá rẻ.

Điều này cũng đã được một số đại diện doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo gần đây.

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), nhận định, cơ cấu dân số vàng hấp dẫn FDI của Việt Nam hiện nay sẽ dần biến mất trong khoảng hai thập kỷ tới. Cùng với đó, lương của người lao động ngày càng cao hơn sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại.

“Các doanh nghiệp FDI nói chung và Hàn Quốc nói riêng khá lo lắng cho tương lai của Việt Nam trong giai đoạn đó, liệu rằng môi trường có còn trẻ, năng động và nhiều tiềm năng nữa hay không”, ông Hong Sun chia sẻ.

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, khi tuyển dụng nhân sự, chúng tôi mong muốn có những nhân sự có trình độ học vấn cơ bản và được đào tạo về kỹ thuật.

Vì vậy, tổ chức này hy vọng các đơn vị công lập về phát triển nguồn nhân lực như trường đại học, trường dạy nghề sẽ tăng cường chức năng và tích cực hợp tác với các công ty Nhật Bản.

Đào tạo chuyển từ cung sang cầu

Ông Khánh khuyến nghị, cần đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng "cung" sang hướng "cầu", đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi lao động tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Ông đề xuất thành lập hội đồng kỹ năng ngành, nghề (Industrial Skills Board) trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm dự báo nhu cầu nhân lực theo cơ cấu ngành, nghề, giới tính và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn.

Từ đó, làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh đó, cần ban hành các danh mục nghề nghiệp bắt buộc phải sử dụng lao động qua đào tạo để hạn chế tuyển dụng lao động phổ thông không qua học nghề vừa góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp vừa bảo đảm an toàn lao động cho người lao động.

Không chỉ vậy, cũng cần ban hành thông tư hướng dẫn việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm khai thác các thiết bị, công nghệ mới, thu hút đầu tư của doanh nghiệp theo hướng xã hội hoá và hợp tác công tư.

Theo ông Tú Anh, Việt Nam phải thực hiện được mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030.

“Chỉ khi tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp tăng lên thì năng suất mới tăng nhanh và bền vững, do người lao động được chăm lo tốt hơn thông qua vai trò của các đoàn thể; người lao động cam kết lâu dài hơn nên có động lực để nâng cao năng lực trình độ để tăng năng suất lao động, doanh nghiệp có năng lực tốt hơn trong nâng cao trình độ quản lý, sản xuất, công nghệ”, ông phân tích.

Để làm được điều đó, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực như đất đai, vốn, tri thức, lao động.

Cùng với đó, tiếp tục giảm chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước để phát triển nhanh hơn số lượng doanh nghiệp mà tăng quy mô của doanh nghiệp.

Ông lưu ý rằng, cần thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả, cùng với sự phát triển kinh tế cần điều chỉnh tăng lương tối thiểu hợp lý nhằm tạo sức ép doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đồng thời, người lao động có động lực nâng cao trình độ tay nghề. 

Nâng cao năng suất, người lao động cần gì?

Nâng cao năng suất, người lao động cần gì?

Tiêu điểm -  5 tháng
Lương, thưởng hợp lý, phúc lợi thỏa đáng, được tôn trọng, tạo cơ hội, khuyến khích phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo là những điều người lao động mong muốn để yên tâm công tác, toàn tâm với công việc và nâng cao năng suất.
Nâng cao năng suất, người lao động cần gì?

Nâng cao năng suất, người lao động cần gì?

Tiêu điểm -  5 tháng
Lương, thưởng hợp lý, phúc lợi thỏa đáng, được tôn trọng, tạo cơ hội, khuyến khích phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo là những điều người lao động mong muốn để yên tâm công tác, toàn tâm với công việc và nâng cao năng suất.
Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam đang qua nhanh

Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam đang qua nhanh

Tiêu điểm -  6 tháng

Do sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu nhân khẩu học, cơ cấu dân số vàng của Việt Nam dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng năm 2040 hoặc thậm chí sớm hơn.

10.000 tỷ đồng cho người lao động vay vốn

10.000 tỷ đồng cho người lao động vay vốn

Nhịp cầu kinh doanh -  8 tháng

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, doanh nghiệp sản xuất đình trệ, thu nhập công nhân sụt giảm, gói vay 10.000 tỷ đồng của Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit sẽ là giải pháp tài chính thiết thực, giúp người lao động trang trải, ổn định cuộc sống.

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong vài năm gần đây liên tục không đạt mục tiêu đề ra và đang có xu hướng giảm, thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước.

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao

Dân số vàng nhưng vẫn 'khát' nhân lực công nghệ cao

Tiêu điểm -  1 năm

So với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam khá thấp, chỉ ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  7 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  7 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.