Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?
Tạo ra giá trị và lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất để doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Cộng sinh công nghiệp theo hướng tuần hoàn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm chất thải ra môi trường.
Tại khu công nghiệp DEEP C, Hải Phòng, nhà máy của Flat Glass Group, một doanh nghiệp Trung Quốc chuyên sản xuất tấm quang điện mặt trời, thải ra khoảng 3 nghìn tấn bột mài kính mỗi năm. Sau khi được cấp phép, số lượng bột mài kính này được Flat Glass Group chuyển giao lại cho khu công nghiệp để làm vật liệu san lấp mặt bằng.
Còn tại khu công nghiệp Khánh Phú, Ninh Bình, lượng khí thải nhà kính do Công ty phân bón Ninh Bình thải ra đã được Công ty khí gas Ninh Bình thu hồi, sản xuất CO2 lỏng làm đầu vào cho ngành dược phẩm và thực phẩm.
Nhờ đó, 74 nghìn tấn khí thải carbon được giảm thiểu mỗi năm trong thời gian ba năm. Sắp tới, dự án dự kiến triển khai giai đoạn 2, nâng công suất thu hồi khí thải carbon lên đến 128 nghìn tấn mỗi năm.
Nhiều mô hình cộng sinh theo hình thức trao đổi phế, phụ phẩm khác đã và đang được triển khai tại một số khu công nghiệp trên khắp cả nước. Các mô hình này không chỉ giúp giảm chất thải phát sinh ra môi trường mà còn tiết kiệm chi phí (chi phí xử lý rác, chi phí nhập vật liệu đầu vào giá cao) và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cộng sinh tuần hoàn
Những cột bê tông nhả khói đen ngày đêm, những dòng nước thải đen kịt, những tiếng ồn máy móc là hình dung của đa số công chúng về các khu công nghiệp.
Hình dung đó không sai, bởi theo số liệu của Bộ Tài nguyên và môi trường, các khu công nghiệp phát sinh hơn 4,2 triệu tấn chất thải rắn và 550 nghìn tấn chất thải nguy hại mỗi năm. Dù thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng nhiều khu công nghiệp vẫn còn tình trạng xả thải vượt tiêu chuẩn, thiếu báo cáo giám sát định kỳ.
Tuy nhiên, khu công nghiệp lại là nơi lý tưởng để triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn. Bởi lẽ, theo bà Nguyễn Trâm Anh, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), kinh tế tuần hoàn hướng đến tinh thần làm sao cho sản phẩm, nguyên liệu, tài nguyên được sử dụng càng nhiều lần, càng lâu càng tốt.
Như vậy, giải pháp hiệu quả nhất đối với phế phẩm, phụ phẩm, chất thải là xử lý hoặc tận dụng làm nguyên liệu đầu vào tại chỗ để tránh thất thoát ra môi trường và phát sinh khí thải từ quá trình vận chuyển.
Đảm bảo điều này, theo bà Trâm Anh, trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp thành viên có thể hợp tác với nhau để trao đổi chất thải, phụ phẩm thông qua các cơ sở hạ tầng chung như mạng lưới hơi nước, nhà máy thu hồi carbon…, từ đó nâng cao lợi ích chung.
Tạo ra lợi ích khiến các mô hình cộng sinh công nghiệp đảm bảo tính bền vững, bởi doanh nghiệp triển khai hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thay vì chỉ làm bền vững với mục đích đánh bóng tên tuổi. Như vậy, mô hình cộng sinh công nghiệp đảm bảo cả lợi ích về kinh tế và môi trường.
Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền là một trong những điển hình tiên phong về mô hình cộng sinh công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, cho biết, doanh nghiệp tại khu công nghiệp này tham gia vào các mô hình tuần hoàn khép kín dựa trên các nhóm vật liệu, qua đó tạo ra lợi nhuận.
Phần lợi nhuận tăng thêm được các doanh nghiệp trích một phần để đảm bảo những phúc lợi cho công nhân, tổ chức hoạt động cho cộng đồng dân cư xung quanh khu công nghiệp, từ đó đảm bảo được cả lợi ích về mặt xã hội.
Tạo ra giá trị và lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất để doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi nỗ lực cả từ phía chính sách cùng sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bị bủa vây bởi các thông tin liên quan đến xu thế kinh tế tuần hoàn, quyết định triển khai mô hình này bởi FOMO (fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ), dẫn đến những mô hình chắp vá và kém hiệu quả.
Doanh nghiệp nhỏ không sở hữu hệ sinh thái riêng hoàn chỉnh giúp triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi phải có những hệ sinh thái dùng chung đóng vai trò hỗ trợ.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?